0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0
Hãy tham gia diễn đàn 361dodesign ngay hôm nay và hãy đăng ký thành viên để có thể xem hiển thị hết diễn đàn + links download + và chia sẻ kinh nghiệm..v..v..!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Chúc các bạn một ngày vui vẻ..
0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0
Hãy tham gia diễn đàn 361dodesign ngay hôm nay và hãy đăng ký thành viên để có thể xem hiển thị hết diễn đàn + links download + và chia sẻ kinh nghiệm..v..v..!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Chúc các bạn một ngày vui vẻ..
0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0

Dịch vụ Thiết kế - In ấn - In Offset - Thế giới Thiết kế - Download phần mềm - Download Vector Free - Hỗ trợ Forum
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Kỹ thuật in cơ bản trên giấy không tráng phủ

Go down 
Tác giảThông điệp
thaptuvobien2004

thaptuvobien2004


Tổng số bài gửi : 380
Điểm tích lũy : 5757
Thích : 4
Tham gia : 17/09/2011

Kỹ thuật in cơ bản trên giấy không tráng phủ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Kỹ thuật in cơ bản trên giấy không tráng phủ    Kỹ thuật in cơ bản trên giấy không tráng phủ  EmptyWed Sep 21, 2011 12:22 pm

Kỹ thuật in cơ bản trên giấy không tráng phủ


1. Giấy không tráng phủ có in được ảnh lên không?
2. Những loại giấy không tráng phủ nào thì in được ảnh, loại nào không?
3. Làm thế nào để phân biệt giấy có tráng phủ và giấy không tráng phủ?
4. Các kỹ thuật in và gia công sau in trên giấy không tráng phủ khác như thế nào với in trên giấy có tráng phủ?
5. Trường hợp nào nên dùng giấy tráng phủ, trường hợp nào nên dùng giấy không tráng phủ?


*Hướng dẫn cho việc in trên giấy không tráng phủ.

*Đặc điểm và lợi ích

Chắc và bền:
Những
lợi ích đã được chứng minh của giấy Lotus cho thấy sử dụng loại giấy
này có thể giúp giảm chi phí cao của công đoạn in thử

Phù hợp với tất cả các qui trình in:
Nâng cao thiết kế và in tổng thể, đảm bảo đem lại kết quả tốt nhất

Luôn có sẵn tại các nhà phân phối giấy trên nhiều quốc gia:
Đảm bảo có đủ sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của bạn và tiết kiệm thời gian cũng như công sức tìm nguồn giấy

Đa dạng về cấu trúc màu sắc và định lượng:
Sự phong phú của các loại giấy có thể đáp ứng các yêu cầu và tính lưu trữ bền vững của ngành truyền thông, in ấn

Nhiều kích cỡ:
Kích thước giấy đa dạng làm giảm sự lãng phí trong quá trình in

Công nghệ cao, dễ sử dụng:
Các
loại giấy Lotus có kết cấu mịn, bề mặt nhẵn nhằm tạo nên những kết quả
in tốt nhất trên các máy in văn phòng, in laser hoặc in phun

Luôn có ở các nước:
Giấy
Lotus được lựa chọn từ các dòng giấy uy tín phân phối tới nhiều nước
trên thế giới, được các công ty quốc tế lựa chọn một cách tin tưởng

Thể hiện hình ảnh đẹp:
Đem lại chất lượng, tính chuyên nghiệp và uy tín cho các công ty

Là loại giấy hàng đầu thế giới:
Bạn
hoàn toàn thoải mái khi sử dụng nhãn hiệu giấy đã được nhiều tập đoàn
kinh doanh lớn nhất thế giới lựa chon, những người đã tín nhiệm và sử
dụng giấy Lotus cho hoạt động truyền thông của công ty họ.
Tất cả
các sản phẩm giấy Lotus được sản xuất từ các loại bột giấy không có clo
và chúng tôi cung cấp một chủng phong phú các loại giấy tái sinh thật
sự: xét về mặt môi trường, tất cả các đặc điểm của giấy đều tiện lợi
cho việc tái sinh

*Phương pháp sử dụng giấy:

Nguồn
gốc của nghề in luôn là một đề tài rộng mở cho sự phỏng đoán của các
nhà khảo cổ và các nhà sử gia. Phải chăng con người đã sử dụng các hình
khắc trên đá hoặc cây để đặt các hình ảnh hoặc mẫu hình lên các bề mặt
phẳng? Nếu đúng như vậy thì họ đã làm điều đó khi nào? Những bản in
đầu tiên thường là các hình trang trí trên vải và người ta cho rằng
tiếp sau mới là con chữ.
Thật tiếc là còn có một số bí mật xung
quang việc in trên các loại giấy chất lượng cao mà đặc biệt là các loại
giấy không tráng phủ.
Trong khi chúng ta tìm hiểu một số đặc điểm
để đạt được chất lượng in tốt nhất thì nguyên tắc cơ bản chính là giấy
chứ chẳng phải vấn đề nào khác. Ngày càng có nhiều nhà thiết kế sử dụng
các loại giấy không tráng phủ để thay thế cho các loaị giấy láng bóng.
Một số đặc điểm của các loại giấy này khác với các loaị giấy hạng
trung và kinh tế là chúng được sản xuất bằng những chiếc máy có tốc độ
thấp làm thành một băng giấy, làm lợi cho cấu trúc giấy, tạo nên tờ
giấy có cấu trúc và bề mặt mịn. Chính cầu trúc này giúp tạo ra chất
lượng in tốt nhất trên loại giấy không tráng phủ. Ngoài ra việc đóng ấn
phẩm bằng máy đã tăng độ mịn trên bề mặt giấy tạo ra những sản phẩm
tuyệt vời.
Giấy không tráng phủ có nhiều loại, từ giấy có kết cấu thô tới rất mịn và có thể kiểm định bằng tay.
Tìm
hiểu về các đặc điểm của giấy và các phương pháp tối đa hóa chất lượng
in có thể đem lại cho bạn những kết quả in tuyệt vời trên giấy không
tráng phủ.

*Phương pháp in:

In phẳng:

phương pháp in mới nhất hoạt động theo nguyên tắc không trộn lẫn dầu
vào nước. Các vùng hình ảnh trên bản kẽm cần in được bôi dầu vì vậy mực
dính vào đó, còn những vùng trống được giữ ẩm để không bị dính mực
In khắc kẽm hoặc khắc lõm
Là sự lưu trữ phần giữ in. Các vùng hình ảnh in được khắc lõm xuống hoặc khắc axit vào bản kẽm kim loại
Toàn
bộ bề mặt của bản kẽm được phủ mực sau đó được lau sạch để lại những
vùng lõm dính mực. Khi đó hình ảnh được in lên giấy do sự kết hợp giữa
lực hút và dính. Các nghệ nhân và những người chạm trổ đã sử dụng
phương pháp này trên hai trăm năm qua.

In khuôn
Là một
trong những phương pháp in sao cổ nhất bằng cách in mực lên giấy qua
các khuôn cắt. Một tấm lưới hoặc tấm chắn được dùng để giữ những chiếc
khuôn này có đinh do vậy quá trình in này còn được gọi là in lưới.

In nổi

phương pháp sử dụng một mặt phẳng có chữ ví dụ như bản kẽm có khắc chữ
hoặc hình ảnh. Phương pháp này dùng trong các trường hợp hình minh họa
hay ảnh làm bằng kẽm, đồng, manhê hoặc nhựa. Hình ảnh được khắc vào
những bản kẽm sau đó được gắn lên mặt phẳng khác sao cho hình ảnh được
nổi lên trên. Chữ và bản khắc được xếp và gắn lại với nhau trong một
chiếc khuôn. Việc chỉnh sửa có thể được tiến hành ngay khi máy in sắp
chạy, đây là một ưu điểm lớn của phương pháp in nổi.
In nổi chủ yếu
được dùng cho in báo ngày hoặc những công việc in ấn như in giấy danh
thiếp đơn giản. In nổi thường được thay thế bằng phương pháp in thẳng
thường đạt được chất lượng tốt hơn.
Máy in nổi đơn giản nhất là máy
in ép phẳng. Khi máy in mở ra, các ống lăn đổ mực vào khuôn đứng, khi
đóng máy in lại, giấy được ấn lên bề mặt có mực. Trục cuốn giấy sẽ in
các tờ giấy có kích thước khác nhau với một tốc độ có thể điều chỉnh
được. Ở máy in trục phẳng, các ống lăn đổ mực vào khuôn phẳng và một
trục lăn quay tròn sẽ ép giấy lên máy in.

In kĩ thuật số:

quá trình in từ máy tính đến giấy mà không cần các bước trung gian
trong đó từng trang giấy được in thông qua màn hình máy in phun và máy
in laser. Uư điểm của phương pháp in kĩ thuật số là khả năng in từng
trang một với các thông tin khác nhau, phương pháp này cho phép bổ sung
cá thông tin riêng vì những lý do an ninh. Lý tưởng cho những đợt in
ngắn so với in ốp sét và cũng làm giảm số lượng in cần dùng cho khâu
thiết kế và sản xuất.

In Ốp Sét

phương pháp in phổ biến và rộng rãi nhất, sử dụng từ các máy in nhỏ
tới các máy in hàng loạt được dùng để in tạp chí, sách và báo. In ốp
sét do Alos Senefelder một thợ in người Đức phát minh ra vào đầu thế kỉ
19. Trước đó bề mặt in sử dụng đá được đánh bóng và hình ảnh được đặt
trực tiếp lên đó cùng với một viên màu sáp.
Ngày nay các mặt in của
máy in ốp sét còn được gọi là bàn kẽm có thể được làm bằng thiếc, nhôm,
nhựa, đồng và crôm. Nhôm là vật liệu thường dược sử dụng nhất do tính
bền, nhẹ, kinh tế. Trong quá trình in mực chạy từ bản kẽm sang vỏ bọc,
trục cuốn bằng cao su. Sau đó vỏ bọc bằng cao su này lại được ấn lên
giấy vì thế phương pháp nay được gọi là ốp sét vì hình ảnh không được
in trực tiếp lên giấy từ bản kẽm.
In ốp sét giúp nhà thiết kế có
nhiều cơ hội chọn lựa chất lượng in và phần lớn các sản phẩm do nhà
thiết kế làm ra sẽ được in theo cách này. Nhà thiết kế cung cấp một bản
mẫu thiết kế từ đó người thợ in sẽ ra phim và làm bản kẽm. Không như
in nổi, nhà thiết kế kiểm soát toàn bộ công việc, người thợ in chỉ cần
thực hiện chính xác theo những chỉ dẫn maket hoặc bản thiết kế.

In lưới

một trong những phương pháp in đơn giản nhất và rất kinh tế với số
lượng in nhỏ. Đặt một khuôn tô trên một tấm lưới hoặc một sợi căng,
dùng một cái chổi cao su quét mự lên trên, mực sẽ đi qua khuôn tô và mắt
lưới. Trước kia tấm lưới thường được làm bằng lụa do đó mới có thuật
ngữ in lưới lụa, nhưng tới nay nó đã được thay thế bằng nhiều vật liệu
tổng hợp. Khuôn tô dùng cho in lưới được thợ in làm từ bản mẫu thiết kế
(gọi là bản can) mà nhà thiết kế cung cấp. Phương pháp in này rất thuận
tiện cho việc in những mấu thiết kế bằng tay và là một kĩ thuật in ưu
việt hơn đối với một số sản phẩm, mực sử dụng là loại mực có độ đậm
cao, thích hợp cho việc in màu sáng trên nền màu tối. Mặc dù công nghệ
ngày nay đã tạo ra phương pháp in lưới tốc độ cao nhưng với những đợt
in ngắn người ta vẫn co xu hướng thủ công. Kết cấu cuả lưới cũng có hạn
chế và phương pháp in này không thích hợp với việc tạo nên những ảnh
bán sắc thật nét.
Ưu điểm chủ yếu của in lưới là linh hoạt và có
thể in trên hầu hết các bề mặt như gỗ, thủy tinh, nhựa, sợi vải. Phương
pháp này được dùng để in trực tiếp lên các vật liệu làm gian hàng
quảng cáo, quầy bán hàng, áp phích và bảng nhựa.

In khắc lõm


phương pháp thường dùng để in các tạp chí chất lượng cao hoặc những
hình ảnh nghệ thuật, những sản phẩm mà chất lượng in ấn là vấn đề quan
trọng nhất.
Phương pháp này cũng được dùng để in bao bì, giấy bóng
kính trang trí mỏng (acetas), giấy dán tường và tem bưu chính. Sản phẩm
in ra rất đẹp song chi phí cũng rất cao.
Hình ảnh in được khắc vào
một hệ thống các lỗ nhỏ trên một bản kẽm bằng đồng hình trụ (do đó
phương phứp này còn được gọi là in ống đồng) những lỗ này co kích thước
và độ sâu khác nhau, hoạt động như những cái giếng giữ mực; Cacvs lỗ
có độ sâu từ 1/200.000 đến 1/6 inch (0.001 đến 0.4mm), do vậy có thể
thay đổi độ đậm nhạt của tông màu. Thể tích các lỗ sẽ quyết định nhận
mực in vào giấy, lỗ càng sâu, mực in càng đậm.
Đối với nhà thiết
kế, in ống đồng mang lại kết quả rất tốt tuy nhiên phương pháp này ít
khi được sử dụng vì ngày nay phưưong pháo in ốp sét đã mang lại kết quả
khá tốt thích hợp với khách hàng không có ý định gia tăng chi phí.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là chi phí sửa chữa sau khi bàn
kẽm đã được làm khá cao.

In khắc kẽm thường được dùng để in
tạp chí và các sách giới thiệu dài kì chất lượng cao và các loại tài
liệu giới thiệu sản phẩm.

In nổi bằng khuôn mềm

phương pháp in nổi như phương pháp in nổi bằng bản kẽm nhưng bề mặt
của máy in làm bằng cao su, phương pháp này rất thích hợp cho in bao bì
đặc biệt là bao bì thực phẩm dùng riêng một loại mực. Cần xem xét máy
in trước khi chuẩn bị giấy và sản phẩm in vì giữa sản phẩm in và các
bản kẽm cao su cuối cùng có thể có sai lệch. Phương pháp này không
thích hợp cho các chi tiết in sắc nét.

In nhiệt

phương pháp tạo ra hình ảnh bóng và nổi, phướng pháp này chủ yếu được
sử dụng in các đò văn phòng phẩm và nếu làm tốt thì còn có thể tạo được
hình nổi. Các sản phẩm in nhịêt rẻ tiền thường không đẹp do các con
chữ chạy dãn cách không đều. Màu mực dành cho phương pháp in này mới
hoàn toàn và điều này có thể giúp cho phương pháp in nhiệt được ưa
chuộng hơn.

In khuôn rập

phương pháp tạo nên một hình ảnh in nổi với kết quả in thường nét hơn
phưưong pháp in nhiệt; Hình thiết kế được dập bằng tay hoặc được phóng
to từ mẫu thiết kế lên một bản kẽm kim loại gọi là khuôn. In khuôn rập
là phương pháp chỉ được sử dụng để sản xuất đồ văn phòng phẩm chất
lượng cao.

Bế nổi
Là phương
pháp tạo ra một hình ảnh nổibằng cách sử dụng một khuôn lõm không có
mực. Hình ảnh trước tiên thường được in màu, sử dụng một trong những
phương pháp in chính sau đó được chạm nổi; Một hình ảnh nổi nhưng không
dính mực được gọi là nổi mù vì nó được dùng để in cho những ngươì mù
đọc(blind embossed).
In rập nóng (thường được gọi là ép nhũ nóng)
Đây
là phương pháp in sử dụng in lá nóng và rập lá nóng với một khuôn được
đốt nóng ấn các lá kim loại có khả năng sáng lâu lên giấy. Các lá kim
loại này co nhiều màu, có độ phản chiếu tốt và chỉ sử dụng một lần.
Phương pháp này thường được dùng để in lên bìa sách. Nhiệt độ để ép các
lá lên bìa là 120oC lên giấy là 110oC.
Cắt bế
Là việc cắt các bìa giấy và các vật liệu khác theo những mẫu thiết kế làm thành khuôn
Máy
in có khuôn rập được ép xuống và vật liệu thiết kế được cắt tại những
vị trí đã chọn do đó nó có thể được kéo ra hoặc được sử dụng cho một
mục đích sáng tạp cụ thể. Các chỗ cắt có thể thẳng hình chữ V hình
vuông chữ nhật, tròn hoặc các hình dạng khác. Phương pháp cắt bế thường
được áp dụng cho các hộp trưng bày tại điểm bán hàng hay bao bì.

Phủ bóng

phương pháp được dùng để tạo hiêu quả bóng trên sản phẩm. Đánh vecni
UV màng lọc lụa cho các kết quả làm bóng tốt nhất. Lưu ý không nên thực
hiện phương pháp này trước khi in bằng máy in laser.

In một và hai màu
In
một màu thường được hiểu là in màu đen trên giấy trắng. Các điểm màu
được mô tả theo tỉ lệ của các màu đặc và được in thành những vùng chấm.
Các chấm này rất nhỏ và càng nhiều chấm cho một vùng thì điểm màu càng
đậm do vậy đen 50% thì đậm hơn đen 10%. Phương pháp này được viết tắt
là D.P.I - số chấm tính trên 1 ô vuông có cạnh bằng 1 inch.
Dĩ nhiên
phương pháp in một màu dùng cho sản phẩm in một màu không nhất thiết
mực phải là màu đen và giấy phải là màu trắng. Bằng cách sử dụng màu
mực hoặc giấy khác người ta hoàn toàn có thể tạo nên một kết quả ấn
tượng. Khi bạn xác định một màu cụ thể cho một máy in hãy dùng hệ thống
chọn màu pantone. (Đây là một hệ thống định màu đuợc công nhận quốc
tế). Sử dụng hệ thóng chọn màu, nhà thiết kế có thể xác đinh được màu
cho máy in hoạt đọng ở bất kì nơi nào trên thế giới chỉ đơn giản bằng
cách sử dụng con số tương ứng. Hệ thống chọn màu sẽ chỉ ra một số màu
được in trên cả giấy mờ và giấy bóng. Hệ chọn màu càng đắt tiền thì số
lượng ô màu càng nhỏ và bạn có thể lấy mẫu gắn vào bản trình bày thiết
kế cuả bạn. Cũng có thể sử dụng những sản phẩm pantone khác như giấy
in, phim và thiết bị đánh dấu khi hình dung một công việc giúp việc
chuyển đổi màu sác từ ý tưởng tới sản phẩm in.
In hai màu
Là phương pháp có thể tạo ra nhiều màu do cách sử dụng sáng tạo của hai loại màu sắc.

In bốn màu

phương pháp in sử dụng lần lượt bốn màu phối hợp xen kẽ. Vàng, xanh
lam, đỏ, sen và đen. Gọi tắt là CMYK. Pha lẫn các màu với những tỉ lệ
khác nhau, theo kích thước điểm màu bán sắc chúng ta có thể có gần như
tất cả các sắc thái màu sắc. Với các công việc chuyên ngành như các bức
tranh mỹ thuật sử dụng chất liệu vàng hoặc bạc thì có thể bổ sung thêm
màu sắc thứ năm, tuy nhiên phần lớn công việc xử lý bốn màu là đủ.
Bốn
bản kẽm được tạo ra để có được tỉ lệ in hợp lý của từng màu trong từng
vùng hình ảnh. Bốn bản kẽm này kết hợp màu với nhau tạo nên bản trình
bày cuối cùng. Để tạo những bản kẽm này cần phải tách hình ảnh gốc
thành bốn ảnh màu với các giá trị màu tương ứng vbới các giai đoạn được
gọi là giai đọan tạo bản gốc hoặc giai đoạn tách màu thực hiện với các
phòng chế bản, tạo bản gốc. Bốn hình ảnh đuowcj ghi lên phim theo kích
cỡ của bản cuối cùng sau đó được chiếu. Qúa trình chiếu phim cắt các
hình ảnh thành chuỗi điểm ảnh với nhiều kích thước,các điểm ảnh này ghi
lại tất cả các bóng màu trong bản gốc – không thể in những tông màu sử
dụng các mức độ mực in ốp sét đậm nhạt khách nhau. Việc tách màu có
thể đựơc tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp bằng một máy ảnh hay một máy
quét điện tử. Ca hai phương pháp này đều được sử dụng rộng rãi, riêng
phương pháp dùng máy quét đang nhanh chóng thay thế lối dùng máy chụp
phim quang cơ.
Sắp xếp bốn bản phim tách biệt tạo ra từ quá trình
quét đẻ hình ảnh có thể được nhận dạng theo đúng kích thước khi các
phim chồng lên nhau và có kích thước bằng với hình ảnh bạn muốn in;
Phim được kiểm tra về độ chính xác của màu và được làm thành bốn bản
kẽm khách nhau, mỗi bản kẽm là một màu. Từ các bản kẽm đó, bốn màu sẽ
được in.
Mực in không tốt sẽ tạo ra các bản màu không tốt vì thế khi
chuẩn bị in cần tiến hành các bản in thử màu gọi là in proof. Bản in
thử màu sẽ giúp bạn kiểm tra tính chính xác của màu gốc trước khi nó
được in. Khi các bản in thử được kiểm tra dưới ánh sáng ban ngày hoặc
ánh sáng tốt mà không bị lệch màu thì có thể viết các chú thích lên
trên để thợ in có thể thực hiện n hững điều chỉnh cần thiết. Ví dụ, nếu
bản in thử trông quá đỏ có thể điều chỉnh lại phim hoặc giảm số lượng
mực đỏ trong quá trình in. Có nhiều phương pháp kĩ thuật mà theo đó
khâu tạo màu có thể giảm hoặc tăng chính xác một lượng màu. Nếu việc
chỉnh màu là cần thiết, bản gốc có thể được quét hoặc tách màu lại. Nếu
nhà in không tiến hành in thử bạn có thể phải chấp nhận chút ít sự
thay đổi độ đậm nhạt của màu sắc sau khi in. Việc này đặc biệt thích
hợp với in ốp sét cuộn khi mực tích tụ. Sau quá trình in dài cách kiểm
tra an toàn nhất là yêu cầu có bản in thử máy. Thợ in sẽ cung cấp các
bản in thử có sử dụng thiết bị dùng để in. Cách thức này thường tốn kém
hơn nhưng chúng đảm bảo bản in chính xác của sản phẩm in cuối cùng.

Các bí quyết in

Một số bí quyết in cơ bản dùng hàng ngày khi in giấy không tráng phủ

Chế độ ra phim

Độ
phân giải tối đa lầ 200 dpi sẽ kiểm soát được mật độ mực.Có thể điều
chỉnh các màu trong một hình in 4 màu để giảm độ bết. Đối với các yêu
cầu in tiêu chuẩn, không nên sử dụng độ phân giải phim trên 175 dpi.

Mực in:
Mực
khô thông thường không có sự hỗ trợ làm khô bằng hồng ngoại. Có thể
dùng mực UV. Tránh sử dụng mực làm ổn định máy in (press – stable inks)
khi chạy qua máy nhiều hoặc có yêu cầu xử lý laze.
Khi in giấy có cấu trúc bề mặt không mịn cần tăng áp lực in để đảm bảo mực thấm được vào các vùng trũng của cấu trúc giấy.
Tốc độ in của máy càng chậm càng tốt, từ 5000 đến 6000 lượt in một giờ.

Phủ véc ni UV
Phần
lớn các loại giấy không tráng phủ đều hút nước khi phủ véc ni trực
tiếp, do vậy cần phải xử lý trước; Các lớp véc ni UV in màng lọc tạo
nên loại giấy có lớp tráng phủ nặng nhất và do vậy cách tốt nhất với
loại giấy không tráng phủ là xử lý trước.
Cách xử lý trước là buộc
phải tráng một LỚP NHŨ TƯƠNG ACRYLIC trên giấy giúp tạo nên một hàng
rào tốt, nhằm giảm thiểu tính năng thấm nước, vì vậy lớp véc ni được
dàn đều và tạo thành một lớp cán bóng đẹp.
Trên mặt giấy đã được xử
lý trước, quét một lớp véc ni UV lên và quét lại một lớp véc ni khác để
đạt kết quả tốt nhất. Bảo đảm loại mực thích hợp với véc ni UV vì một
số loại mực rất dễ bị phai màu khi được kết hợp với véc ni UV. Ví dụ
mực xanh Reflex. Cần phải để mực khô kỹ trước khi đánh véc ni UV để
tránh hiện tượng bóng mờ.
Khi đánh véc ni mực in không nên có cặn để bảo đảm tạo nên những kết quả in tốt.
Các lớp phủ cũng được dùng để bảo vệ phần tử in khi có yêu cầu xử lý.

Cán màng:

Các
loai giấy tráng phủ mịn thường có những kết quả in tốt nhất, bởi độ
mịn của giấy cho phép giấy tiếp xúc tốt với màng cán mỏng.
Giấy
không tráng phủ thường ráp hơn giấy tráng phủ và do vậy có kết quả cán
màng kém hơn, tuy nhiên cũng có thể đạt được một số kết quả nhất định.
Nguyên nhân là do sự tồn tại của các bọt nhỏ mắc trong lớp màng cán
mỏng và do cấu trúc của loại giấy không tráng phủ. Cần thử nghiệm trước
để đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm có kết cấu sợi thể hiện kết quả
khá tốt.

Hướng thớ:
Là tiêu chuẩn thực hành để chỉ ra trước chiều không gian ngắn hơn trong giấy thớ dài.
Ví dụ: 210x297
450x460
640x900
700x1000
Nếu giấy có thớ ngắn, khi đó chiều dài hơn sẽ được chỉ định trước.
Ví dụ: 900x640

Nên in thử trước khi in trên các loại giấy không tráng phủ

Mực phát quang và ánh kim

Mực phát quang

thể khẳng định rằng in lưới là phương pháp in màu phát quang tốt nhất.
Sản phẩm sử dụng mực phát quang thường đạt được hiệu ứng thị giác cao
mà chỉ cần sắc tố thấp và lưới có độ xuống mực nhiều là đạt được kết
quả tốt nhất. Do vậy cần chú ý hơn với những loại phim Litho mỏng hơn.
1.
Do độ trong suốt của mực phát quang, việc in phải dược thực hiện trên
một bề mặt giấy thật trắng để phản ánh được ánh sáng tối đa. Một chất
nền phủ trang smịn không bị thấm hút nhiều thường đạt kết quả in ttót
nhất
2. Nếu giấy không đáp ứng yêu cầu thì ít nhất cũng phải trắng.
Trộn mực trắng mờ với mực phát quang không phải là cách thay thế tốt vì
nó nhanh chóng làm giảm độ đậm và rực rỡ của sắc màu.
3. Lưới có độ xuống mực cao nhất tăng được cả độ rực rỡ và tính bền ánh sáng
4.
Tất cả các bộ phận của máy in phải được làm sạch bởi dù một chút bụi
bẩn cũng có thể nhanh chóng làm tối các màu phát quang.
5. Khi cần
có một màu trung gian phát quang, nếu muốn duy trì màu sắc rực rỡ hai
màu phát quang được trộn vào nhau nên có tông màu càng gần với nhau
càng tốt. Các màu càng khác biệt sẽ mang lại những kết quả in càng tối
hơn thậm chí ngay cả khi chính chúng là những màu phát quang.
6.
Khi có đọ ánh sáng lớn, có thể cần tới loại véc ni chống UV. Nếu làm
đúng cách, nó có thể chống lại loại UV có bước sóng ngắn là nguyên nhân
gây ra sự nhạt màu nhanh mà truyền qua loại UV có bước sóng dài cần
dùng cho mực phát quang.

Mực ánh kim

In
mực ánh kim trên giấy không tráng phủ có thể đem lại những kết quả rất
tốt và có cảm giác hiện đại hơn loại giấy cá bóng phủ.
Mực ánh kim
rất khác bởi vì chúng có chứa nhôm, chất này tạo ánh sáng và vẻ rực rỡ
cho mực in. Kỹ thuật này dựa vào các mảnh kim loại nhỏ dát bằng, nhưng
với các loại giấy có cấu trúc phức tạp thì không dễ
Tương tự, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì cũng cần chú ý khi sử dụng mực kim loại. Một số nguyên tắc cơ bản cần lưu ý.
Chọn
lựa giấy cũng rất quan trọng. Mực bằng vàng và bạc là một chất cân
bằng giữa lớp ánh kim và véc ni. Càng nhiều lớp mực ánh kim thì độ sáng
của màu sắc càng tăng nhưngcũng cần bấy nhiêu véc ni để gắn kết nó với
giấy, để tránh bị mài mòn và để xếp bằng các mảnh kim loại nhỏ tạo nên
một bề mặt phản chiếu.
Một tờ giấy mịn với khả năng thấm hút vừa
phải nhưng không quá nhiều sẽ mang lại kết quả in tốt nhất. Nếu tờ giấy
không mịn thì khó tạo được bề mặt phản chiếu tốt và nếu nó thấm hút
quá nhiều thì lớp véc ni sẽ bị rơi ra và để lộ các mảnh kim loại nhỏ
không được bảo vệ và rất dễ bị bong ra.
Nếu chỉ có loại giấy thô
ráp và thấm hút mạnh, cách làm tốt nhất là sử dung một lớp chất bảo vệ
hoặc các loại mực khác ở dưới lớp vàng. Trong trường hợp dùng màu mực
khác thì các màu tốt nhất là màu vàng, da cam, đỏ cho mực bằng vàng và
xanh da trời cho mực bằng bạc.
Hai chất kị với mực bằng vàng là các
hợp chất axit và lưu huỳnh bới chúng làm xỉn và tối chất vàng. Nên sử
dụng các loại giấy với tỉ lệ lưu huỳnh có thể khử được thấp, là loại
trung tính hoạc kiềm. Tuy nhiên, đây là vấn đề ít khi xảy ra vì phần
lớn các loại giấy chất lượng tốt nhất đều đáp ứng những đòi hỏi này.
Dung
dịc gốc không có quá nhiều axit. Nồng độ pH trong phần lớn các chất
phụ gia gốc thường ít hơn mức cấn thiết. Tuy nhiên các nhà cung cấp
luôn có sẵn các chất phụ gia nguồn đặc biệt để dùng với mực kim loại.
Để
có được vẻ rực rỡ tối đa nên dùng chế đọ mà mực có thể xuống được
nhièu nhất và máy in sạch sẽ. Việc náy sẽ tạo cơ hội lớn cho mực tăng
đọ phản quang, tạo lớp màng.
Khi đổ màu để tạo những vùng in, hãy chú ý các ảnh bán sắc bên phải có thể bị quá tải.
Nên kiểm tra độ đậm đặc của mực từ lúc bắt đàu inđể đièu chỉnh trong quá trình in
Cấu trúc trục lăn và vỏ bọc trục lănnên càng nhẹ càng tốt.
Cấu trúc nặng có thể phá hỏng các hạtkim loại và giảm độ sáng của sản phẩm in
Bạn
không thể bảo đảm các loại mực ánh kim sẽ phản ứng như thế nào trên
các loại giấy vì vậy nên tính đến những chi phí cho việc in thử
Loại mực ánh kim lý tưởng có độ mờ rất tốt tạo khả năng bao phủ tuyệt vời. Nếu phải in đè thì nên dùng một loại mực khô cứng
Mỗi đợt in nên tiến hành ít nhất 48 giờ trước khi tiến hành đợt in khác
Không nên dùng máy in mực hoặc máy in laser để in đè lên mực ánh kim
Nếu sử dụng mực in ánh kim trong phần tiêu đề giấy thì chúng cần phải phù hợp với in laser

In trên giấy kim loại

Khi
in trên giấy kim loại màu đen sẽ không thành màu đen mà thành màu xám.
Để có được màu đen thực sự cần thêm 40% màu lam vào màu đen
Hãy nhớ
rằng một khi đã mở hộp mực kim loại đóng gói chân không sự tiếp xúc
với không khí sẽ hạn chế khả năng chống sự xỉn màu của mực.
Bị oxy
hóa mực khô nhanh dù cói hay không sự hỗ trợ làm khô bằng hồng ngoại.
Tránh để mực qua đem, để ra ngời không khí /mực ổn định bằng ống dẫn
(duct stable inks)
Luôn dành đủ thời gian để cho mực khô. Dùng bụi
nước chống nổikhi in nhiều màu. Có thể thêm chất làm khô nước vào mực
để nâng cao khả năng khô mực.
Để mực khô nhanh khi in hình ảnh bốn màu, nên thực hiện lớp tách cho từng màu riêng biệt
Sử dụng mực laser dùng cho in laser lúc sau
Ccá
loại bề mạt giấy đặc biệt được chuyển tới vùng vỏ trục lăn như bình
thường. Chất lượng in cũng không bị giảm trong các đợt in dài
Đặc tính óng ánh của giấy sẽ bị ảnh hưởng nếu sử dụng véc ni, lớp hợp chất bảo vệ và các lớp dát mỏng
Loại
giấy óng ánh cũng có thể đạt được kết quả in tốt nhất nếu tuân theo
các phương pháp in cơ bản. Tuy nhiên cũng nên tiến hành in thử nếu có
kế hoạch sử dụng nhiệt độ
Thực hiện những qui tắc đơn giản này thì sẽ đạt được các kết quả tốt

In trên các nền màu tối
Để có được kết quả in 4 màu tốt nhất trên các nền màu tối
1. Cần in một nền trắng trước khi in màu
2. Hỗn hợp lớp nền bao gồm 80% màu trắng mừo và 20% màu bạc. Phải để lớp nền khô trước khi in thêm
3. Muốn có kết quả tốt hơn nên in thêm một lớp màu trắng mừo nữa trên lớp nền
4. Sau đó có thể tgiến hành in CMYK bình thường

Những vấn đề in ấn và hoàn thiện thường gặp

Gấp
Luôn gấp theo đưòng gân. Chỗ lồi đường gấp gập từ ngoài vào, hình thành gáy
Áp lực gấp phải phù hợp với các lớp giấy
Bề mặt giấy phía trong của nếp gấp tạo thành đường gân, nhờ đó mà bạn luôn có thể gấp theo

Dao + khuôn bế
Độ rộng cua rkhuôn bế đsược quyết định bởi độ dày của nếp gấp và góc ngoài của nền

Gấp
Nên
Để tạo các nếp gấp tự do liên tục bạn nên sử dụng một tấm ép giấy theo công thức đường gấp và hệ thống nền
Luôn gấp theo đường gân, gấp khác đường gân sẽ tạo vết gãy
Thường
xuyên kiểm tra chất lượng đường gấp trong khi sản xuất. Nếu thấy vết
gãy phải ngừng sản xuất ngay, một chút điều chỉnh có thể sẽ giải quyết
được vấn đề
Cần cẩn thận khi xén giấy, sử dụng lực ép nhỏ để tránh làm hỏng đường gân
Bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa các đường gấp song song là 4-6 mm

Không nên
Cố gắng cuộn tròn vết khía, vết khía rất nhỏ nhưng nếu cố cuộn chỗ khía thì sẽ không có tác dụng và làm hỏng bề mặt
Sử dụng véc ni trong các vùng sẽ được gấp trước. Làm như vậy sẽ để lại các rãnh nhỏ trong các vùng bị gấp
Để các vật liệu in trong điều kiện không khí khô, chất lượng gấp sẽ giảm đi do khí ẩm trong vùng nền giấy gấp giảm

Làm khô mực
Mực có lúc không khô hoặc khô chậm trên giấy vì
Loại mực dùng cho kỹ thuật tráng phủ không thích hợp với các loại giấy
Loại
mực dùng cho giấy tráng phủ có chứa chất chống oxy hóa dùng để ngăn
cản quá trình khô trước khi in là mực để ra ngoài không khí hoặc để qua
đêm
(thành phần chất chống oxy hóa của mực thường ít hơn những
thành phần khác, do vậy có thể được tách ra khỏi mực để có thể khô
nhanh. Lớp trang sphủ trên loại giấy tráng phủ giúp lọc bỏ chất này
Đối
với loại giấy không tráng phủ do không có quá trình phân tích xảy ra
nên tất cả các thành phần của mực đều thấm vào giấy kể cả chất chống
oxy hóa có tác dụng ngăn cản quá trình khô nhanh của mực)
Mực tráng phủ + giấy tráng phủ phản ứng khi kết hợp với nhau do vậy hiện tượng khô có thể xảy ra
Giấy rập nổi + giấy bìa ít bị thấm hơn do đó mực sẽ ở lại trên bề mặt
Dành đủ thơì gian cho mực khô
Không
thể so sánh với loại mực tráng phủ khô nhanh, in màu thứ năm lên một
bề mặt chưa khô mực sẽ làm các màu mực bong ra khỏi giấy
Vấn đề này có thể khắc phục được bằng cách sử dụng đúng loại mực
Độ ẩm cao có thể làm chậm thời gian khô mực trên tất cả các loại giấy
Nên
Sử dụng loại mực được chế tạo riêng cho giấy không tráng phủ
Sử dụng loại mực khô do bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí
Nếu có thể sử dụng cồn để làm ẩm máy in (tuy nhiên chỉ giữ ẩm ở mức tối thiểu)
Kiểm tra dung dịch nguồn không khí bị ô nhiễm hoặc quá nhiều axit
Sử dụng bụi nước chống nổi khi in nhiều màu
Đảm bảo luôn có nhiều không khí xung quanh giấy (bởi vì mực khô do hóa hợp với oxy từ không khí)
Chồng giấy thấp khi vận chuyển
Hỏi và làm theo các hướng dẫn của nhà cung cấp mực

Không nên
Sử dụng loại mực chế tạo riêng cho giấy tráng phủ
Sử dụng loại mực ổn định máy in (press stable inks) hoặc để ngoài không khí
lạm dụng bụi nước chống oxy hóa
Chồng giấy quá cao sau khi vận chuyển (đặc biệt là giấy bìa định lượng dày)
Lẫn lôn giữa làm khô mực và tấy mực - thử kiểm tra bản in bằng ngón tay

Xén giấy
Làm thế nào để có kết quả tốt?
Và tại sao các sản phẩm của bạn có kết quả khác nhau?
Các cạnh nhất thiết phải được tỉa bằng sống dao
Đặt kẹp đúng vị trí là rất quan trọng
- Nguyên liệu mềm cần dùng áp lực kẹp cao
- Nguyên liêu cứng cần dùng áp lực kẹp thấp

Sử dụng lưỡi dao xiên kép
Bảo đảm lưỡi dao sắc

Sắp xếp giấy
Làm thế nào có thể giữ giấy không bị cong
Sợi giấy cáu trúc giấy có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm
Quá nhiều độ ẩm sợi giấy sẽ bị phồng hoặc quăn mép
Quá ít độ ẩm sợi giấy sẽ bị co “mép căng”

Độ ẩm cao
Mép giấy conbg do giấy hút quá nhiều khí ẩm và sợi giấy giãn nở theo hướng thớ ngang
Độ ẩm thấp
Mép
giấy căng thường là do mép giấy bị co lại, hiện tượng này là do giấy
bị mất đọ ẩm do không khí và co sợi giấy theo hướng thớ ngang

Sắp xếp giấy
Việc
này cũng có thể là nguyên nhân khiến mép giấy bị cong vì giấy lạnh
không được gói trong một môi trường ấm, không khí quanh chồng giấy bị
ngưng lại và giấy sẽ hút lượng không khí ngưng lại này ngay.
Để giảm thiểu hoặc phòng tránh, cần bảo đảm rằng giấy được giữ trong bọc cho tới khi có được sự cân bằng về nhiệt độ.
Sắp xếp giấy
Nên
Nếu
có thể hãy đem giấy vào phòng in 2-3 ngày trước khi in, để giấy có
được nhiệt độ trong phòng và để nguyên giấy gói cho đến khi in
Gĩư nguyên các vỏ bọc chống thấm nước cho tới khi giấy được sắp lên máy in và in ngay
Bảo vệ giấy bằng bao nhựa giữa các màu và các lớp
Bảo vệ giấy đã in bằng bao nhựa giữa các loại đang in và cắt xén và / hoặc gấp
Bảo vệ sản phẩm đã in bằng giấy chống ẩm hoặc bao nilon khi chuyển tới bộ phận đóng sách
Không nên
Tháo gỡ giấy từ các phương tiện vận chiuyển và in ngay lập tức
Không bóc giấy cho đén khi cần dùng để in
Không bảo vệ giấy trong một thời gian
Không bảo vệ giấy đã in
Để giáy trên máy in qua đêm mà khôngche phủ bằng bao nhựa
Không bảo vệ giấy đã cắt xén để in, phủ chồng giấy bằng bao nhựa
Kiểm tra hai mặt giấy trước khi tiến hành in cả hai mặt giấy
Hãy che cho giấy
Cảnh báo nguy cơ cuộn giấy
Các
cuộn giấy cứng và kẹt chặt có thể phá hỏng vỏ bọc trục lăn và gây
thiệt hại về tài chính, nhưng hiện tượng này có thể phòng tránh được
nếu sắp xếp giấy cẩn thận
Giấy cuộn là hiện tượng mặt giấy chồng lên nhau, bắt đầu từ một mép giấy rồi quấn thành một cuộn chặt
Qúa
trình cắt xén và chất giấy lên máy là thời điểm xảy ra hiện tượng giấy
bị cuộnTrong khi xén giấy bạn có thể không chú ý tới một đoạn giấy
cuổnộng 3 tới 6 inch từ cạnh của tờ giấy nằm cuối chạy qua máy in và
phá hỏng vỏ bọc trục lăn
Các đoạn giấy cuộn được tạo ra trong quá
trình xén giấy thường có một bề mặt bị rách thành hình cung sau khi
giấy bị chuyển qua lòng máy xén giấy
Nên vứt bỏ tờ giấy cuối cùng của mỗi chồng giấy bị xén trước khi chất lên máy in
Khi giấy được chất lên máy in, bề mặt tờ giấy trên cùng của chồng giấy đặt ở dưới có thể bị cuộn
Lời khuyên ở đây là không nên ĐẨY một chồng giấy này lên một chồng giấy khác
Để giảm thiểu rủi ro, hãy xếp các tập giấy nhỏ, cẩn thận đặt từng tập giấy chồng lên nhau
Cần phải chắc chắn một điều là:
Nếu
cuộn giấy xuất hiện ngang thớ giấy, thì hiện tượng này không phải xảy
ra trong quá trình sản xuất giấy bởi vì tất cả các hoạt động sản xuất
giấy đều được thực hiện thống nhất với thớ giấy!
Về Đầu Trang Go down
 
Kỹ thuật in cơ bản trên giấy không tráng phủ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  Trang chủ » Thủ thuật hay Thủ thuật chuyển đổi file PDF tiếng Việt sang Word không bị lỗi font
» Thiết kế Name Card trên khổ giấy A4
» Kỹ thuật in ấn trên mọi đồ vật - Tuyệt chiêu quay cóp khi vào phòng thi
» Christmas Origami - Giáng sinh hình giấy Không rõ
» 5 thủ thuật “VIP” trên Office 2010

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0  :: Thông tin mới nhất :: Chế bản & In ấn-
Chuyển đến