0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0
Hãy tham gia diễn đàn 361dodesign ngay hôm nay và hãy đăng ký thành viên để có thể xem hiển thị hết diễn đàn + links download + và chia sẻ kinh nghiệm..v..v..!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Chúc các bạn một ngày vui vẻ..
0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0
Hãy tham gia diễn đàn 361dodesign ngay hôm nay và hãy đăng ký thành viên để có thể xem hiển thị hết diễn đàn + links download + và chia sẻ kinh nghiệm..v..v..!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Chúc các bạn một ngày vui vẻ..
0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0

Dịch vụ Thiết kế - In ấn - In Offset - Thế giới Thiết kế - Download phần mềm - Download Vector Free - Hỗ trợ Forum
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Sự khác biệt giữa màu RGB và CMYK

Go down 
Tác giảThông điệp
zinzin125cc

zinzin125cc


Tổng số bài gửi : 416
Điểm tích lũy : 5833
Thích : 3
Tham gia : 21/09/2011

Sự khác biệt giữa màu RGB và CMYK Empty
Bài gửiTiêu đề: Sự khác biệt giữa màu RGB và CMYK   Sự khác biệt giữa màu RGB và CMYK EmptyWed Sep 21, 2011 12:30 pm

Chúng
ta bắt đầu từ việc nhìn màu của mắt người. Để nhìn thấy, chúng ta cần
có ánh sáng. Mắt người nhìn thấy một vật là do đã có ánh sáng (từ đâu đó
không biết, mặt trời, đèn pin, đèn cầy hay ... màn hình điện thoại di
động) chiếu đến vật và phản xạ từ vật thể truyền đến mắt.

Ánh
sáng là các sóng điện từ có bước sóng từ 400-700nm. Mỗi sóng điện từ có
bước sóng khác nhau khi truyền đến mắt sẽ cho ta cảm giác màu sắc khác
nhau. Nói chung vùng quang phổ của ánh sáng khả kiến có thể được chia
làm 3 vùng chính: Blue (từ 400-500), Green (từ 500-600) và Red (từ
600-700). Những tế bào hình nón trong võng mạc của mắt người cũng có 3
loại nhạy tương ứng với 3 màu này (võng mạc mắt người có 2 loại tế bào:
tế bào hình que: nhạy với cường độ ánh sáng (cảm nhận tối hay sáng) và
tế bào hình nón (dùng để cảm nhận màu sắc).


Sự khác biệt giữa màu RGB và CMYK Cheban_rgbcmyk_01

Chúng
ta nhìn thấy một vật có màu này hay màu kia là do bề mặt của vật phát
xạ hoặc phản xạ ra các sóng ánh sáng có các thành phần RGB khác nhau.
Vật có màu trắng khi các thành phần này bằng nhau và có màu ... đen thui
khi vật hấp thụ hoàn toàn ánh sáng chiếu tới. Một trái táo có màu đỏ vì
bề mặt vỏ táo đã hấp thụ phần lớn các sóng ánh sáng có bước sóng nắm
trong khoảng màu Blue và Green và phản xạ phần lớn các sóng ánh sáng nằm
trong vùng màu Red. Bằng cách thay đổi tỉ lệ các màu RGB, người ta có
thể tạo ra vô số màu khác nhau, và cách tổng hợp các màu từ 3 màu (nguồn
sáng) RGB gọi là tổng hợp màu cộng (gọi là tổng hợp màu cộng vì các màu
được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc - additive color).
Các màu được sinh ra bằng cách tổng hợp 3 màu cơ bản RGB gọi là hệ màu
RGB.

Việc tổng hợp màu RGB chỉ có thể thực hiện trên các vật có
khả năng phát ra ánh sáng (ví dụ: màn hình ti-vi, projector...). Trong
ngành in, chúng ta in lên các vật liệu như giấy, nhựa, sắt thép đồng
nhôm, ny lông,nói chung là những vật không
có khả năng phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu
tới, do đó để cho vật có màu này hay màu kia, ta phải làm thế nào để
loại bỏ bớt (trừ bớt) một lượng màu RGB trong thành phần ánh sáng phản
xạ lại từ bề mặt vật thể. Mực in khi in lên (giấy chẳng hạn) đóng vai
trò như một kính lọc, sẽ hấp thụ một lượng màu RGB và do đó sẽ tạo ra
màu sắc cần thiết. Cách tổng hợp màu này gọi là tổng hợp màu trừ
(subtractive color).

Tại sao lại là 3 màu CMY mà không là màu
khác? Vì mỗi màu trong bộ 3 CMY có khả năng hấp thụ hòan toàn 1/3 quang
phổ và phản xạ lại 2/3 còn lại. Màu xanh Cyan hấp thụ hoàn toàn màu Red,
màu đỏ Magenta hấp thụ hoàn toàn màu Green và màu vàng Yellow hấp thụ
hoàn toàn màu Blue của ánh sáng (cái này là trên lý thuyết và áp dụng
cho mực in lý tưởng).



Sự hấp thụ tương ứng của 3 màu mực cơ bản

Sự khác biệt giữa màu RGB và CMYK Cheban_rgbcmyk_02


Sự tổng hợp màu trừ từ các màu mực cơ bản

Còn
màu K (bLack) ở đâu ra? Theo lý thuyết việc in màu chỉ cần dùng 3 màu
cơ bản là CMY, tuy nhiên, thực tế các màu đều không hấp thụ hoàn toàn
1/3 quang phổ, do đó khi in chồng 3 màu lên nhau cũng không cho ra được
màu đen. Màu đen được thêm vào nhằm làm tăng độ tương phản của hình ảnh
và làm giảm bớt lượng mực CMY sử dụng. Các màu được sinh ra bằng cách
tổng hợp các màu CMYK gọi là hệ màu CMYK.

NÓI TÓM LẠI LÀ

- Hệ màu RGB là hệ màu cộng (là
tổng hợp màu cộng vì các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các
màu gốc) và việc tổng hợp màu RGB chỉ có thể thực hiện được trên các vật có khả năng phát sáng.



Sự khác biệt giữa màu RGB và CMYK Cheban_rgbcmyk_03


- Hệ màu CMY là hệ màu trừ ( trên lý thuyết ko cần màu K). ( là những vật không có khả năng phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu tới. Có nghĩa là sẽ hấp thụ bước sóng này và trả lại(phản xạ lại) những bước sóng khác-->
tạo nên những màu khác)Chính sự khác biệt về cơ chế tổng hợp màu (màu
cộng hay màu trừ) ở mỗi hệ màu mà người ta sử dụng hệ màu trong mỗi lĩnh
vực tương ứng



Sự khác biệt giữa màu RGB và CMYK Cheban_rgbcmyk_04


- Úng dụng hệ màu RGB:
Màn hình ti-vi hay máy tính người ta sử dụng ống phóng điện tử có 3
thành phần chính là Red Green Blue. Bạn có thể thấy được điều đó bằng
cách sử dụng kính lúp để xem hay đơn giản là chấm 1 giọt nước lên màn
hình(coi chừng nước chảy vào hư máy) bạn sẽ thấy ngay 3 thành phần màu
đó. Màu sắc thay đổi do sự thay đổi cường độ phát sáng của 3 thành phần
màu tương ứng của các ống phóng điện tử. Trong trường hợp cường độ 3
màu=nhau thì sẽ sinh ra màu xám, nếu đạt cực đại thì sẽ sinh ra màu
trắng, cực tiểu sinh ra màu đen).

- Úng dụng hệ màu CMY:
Trong in ấn thì người ta sử dụng hệ màu trừ vì vật liệu giấy ko là vật
liệu tự phát sáng. Thông qua việc phối trộn và thay đổi cường độ đậm
nhạt 3 màu C M Y mà ta có những màu sắc tương ứng.khi 3 màu này cùng đậm
như nhau ta có thể tạo ra màu đen(lý thuyết) Nhưng do đặc thù của in ấn
ko thể tạo ra sự đậm nhạt cho mỗi thành phần màu nên người ta phát minh
ra tram. Qua việc đánh lừa sinh lý mắt người ko thể nhìn thấy những
điểm ảnh quá nhỏ bằng cách thay đổi kích thước(to nhỏ) của điểm màu đó
trong 1 phạm vi nhất định (chính là hạt tram). Người ta thêm màu K là để
tăng độ tương phản và tạo ra màu đen trung thực hơn.
Về Đầu Trang Go down
 
Sự khác biệt giữa màu RGB và CMYK
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tìm hiểu về hệ màu CMYK
» Tối ưu màu CMYK trong in offset
» File PDF có RGB. Convert màu RGB -> CMYK để in ấn
» Tại sao in ấn phải là hệ màu CMYK mà không phải RGB?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0  :: Thông tin mới nhất :: Chế bản & In ấn-
Chuyển đến