0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0
Hãy tham gia diễn đàn 361dodesign ngay hôm nay và hãy đăng ký thành viên để có thể xem hiển thị hết diễn đàn + links download + và chia sẻ kinh nghiệm..v..v..!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Chúc các bạn một ngày vui vẻ..
0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0
Hãy tham gia diễn đàn 361dodesign ngay hôm nay và hãy đăng ký thành viên để có thể xem hiển thị hết diễn đàn + links download + và chia sẻ kinh nghiệm..v..v..!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Chúc các bạn một ngày vui vẻ..
0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0

Dịch vụ Thiết kế - In ấn - In Offset - Thế giới Thiết kế - Download phần mềm - Download Vector Free - Hỗ trợ Forum
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 [Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn

Go down 
Tác giảThông điệp
thaptuvobien2004

thaptuvobien2004


Tổng số bài gửi : 380
Điểm tích lũy : 5763
Thích : 4
Tham gia : 17/09/2011

[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Empty
Bài gửiTiêu đề: [Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn   [Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn EmptyTue Oct 11, 2011 11:15 am

Thấy có bạn phusi12th
có 1 bài viết khá hay về cách điều khiển xe Exciter nên post vô đây cho
anh em tham khảo ( có thể áp dụng cho các dòng xe khác )




Trích lời

phusi12th viết:
[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Viewpost




Những kiến thức cần thiết cho một Biker


*
Những bài viết này được sưu tầm và chắc lọc từ nhiều nguồn khác nhau
, để anh em tham khảo , tất nhiên giữa lý thuyết và thực tế hoàn
toàn khác nhau , mọi sự so sánh chỉ là khập khiễng . Nhưng tựu chung
qua những bài viết như thế này , sẽ cho anh em những kiến thức cơ
bản , giúp chúng ta tự tin hơn khi cùng nhau trải nghiệm trên những
cung đường và hành trình sắp tới ...........


Những vấn đề cơ bản Biker cần biết khi lái xe ........

*
Với điều kiện giao thông Việt Nam hiện nay, tai nạn luôn rình
rập những Biker từ những tay lái mới vào con đường nghiện ngập
này , đến cả các Biker đã nhiều năm kinh nghiệm. Chính vì vậy
trước khi sở hữu 1 chiếc Exciter 135 phân khối, hoặc đang sử dụng thì
bạn cũng nên tham khảo những vấn đề cơ bản sau .

- Exciter là một thú vui, là một đam mê cháy bỏng , nhưng nó
không phải là một trò chơi chúng ta có thể xem nhẹ , bởi
Exciter cũng còn là một sở thích rất rất nguy hiểm. Vì vậy để
có thể lái chiếc Exciter một cách an toàn , hoàn hảo nhất. Các bạn nên
tham khảo một số kỹ thuật để chạy xe an toàn .
- Do vậy khi chúng ta chơi xe , ngoài việc chúng ta quan tâm đến
mình thích loại xe gì , đời xe nào , chúng ta cũng cần phải
quan tâm đầu tiên đến " Liệu chúng ta có thể điều khiển chiếc
xe đó 1 cách an toàn hay không? " - Và đây chắc chắn là điều
không một biker nào trên thế giới có thể coi nhẹ, bởi chúng
ta Chạy Xe Để Sống , nhưng trước hết phải Còn Sống để mà
Chạy Xe !
- Bởi vậy, ý thức lái xe an toàn và hoạt động nâng cao nền tảng
kiến thức , kinh nghiệm lái xe Excier an toàn là những yếu
tố không thể thiếu của bất cứ một Biker nào !

- Các Biker nên luôn tự nói với bản thân mình rằng, bản thân mình
còn có quá nhiều lỗi trong kỹ thuật và kinh nghiệm chạy xe
PKN . chưa thực sự cảm thấy an toàn một cách chủ động , vì
còn quá nhiều điểm phải khắc phục - Đó là điều cần thiết bởi
xuất phát điểm của đa số những người chơi Excier ở Việt Nam ,
đều do đam mê , đa số không được đào tạo bài bản, tuổi đời đa số
còn khá trẻ chưa tích được đủ kinh nghiệm. Nhưng họ luôn khát
khao hoàn thiện mình , và đó là lý do họ luôn tìm hiểu ,
nghiên cứu các kỹ thuật lái xe từ cơ bản đến cao cấp, và
mang những kiến thức đó ra trải nghiệm ở các bãi tập. Họ
trả giá bằng xương máu tiền bạc của mình cũng khá nhiều,
nhưng những gì các Biker đó học được cũng không ít ! Tất cả là
cho an toàn hơn cho bản thân và xã hội !


Bài 1: Vị trí lái xe trên đường

1/ Trên đường thẳng và không có đường cắt ngang:

[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn 3447fd1939468a2

* Những người lái Exciter chúng ta có tốc độ vượt và tốc độ
di chuyển trung bình cao , nên theo kinh nghiệm chúng ta nên đi ở
lề bên trái của làn đường vì:

- Ở lề trái, chúng ta luôn sẵn sàng quan sát làn đường ngược
chiều, và sẵn sàng để vượt trái các phương tiện khác một
cách an toàn nhất! Ngược lại, nếu chạy quá sát lề phải sẽ
dẫn đến tình huống có thể không quan sát được xe ngược chiều
xin vượt, nếu xe cùng chiều mình nhường đường thì sẽ có xu
hướng ép mình xuống... ruộng!

- Ở lề trái, chúng ta tránh được các phương tiện di chuyển
chậm và hay có xu hướng đổi hướng bất thình lình như xe đạp, xe
máy pkn! Bạn sẽ có nhiều thời gian và không gian hơn để xử
lý khi bất cứ một phương tiện nào phía trước rẽ vào lề.

* Tuy nhiên , vì tình hình giao thông của Việt Nam vô cùng phức
tạp, chúng ta nên cần dựa vào bản năng để điều chỉnh tốc độ
cho phù hợp với vị trí trên làn đường mà chúng ta chạy .
Chạy rõ chậm ở bên lề trái sẽ bị ôtô đi theo sát phía sau ,
còn chạy nhanh bên lề phải lại tiềm tàng rất nhiều nguy cơ va
chạm với xe đạp, xe máy phân khối nhỏ , do họ có thể bất
thình lình rẽ mà không xi nhan.

* Ở các đoạn đường thẳng, nhưng có dốc đi lên rồi đi xuống,
bạn sẽ không thể quan sát xa về phía phần đường sau cái dốc
đó. Do vậy, bạn nên di chuyển từ sát lề trái về giữa làn
đường của mình, tránh tình trạng có 1 thằng điên ở làn ngược
chiều vượt trái khi lên dốc ở phía kia. Nếu bạn đi quá sát
lề trái, bạn có thể rơi vào đúng đường vượt của xe ngược
chiều khi đang lên dốc, mà thời điểm bạn quan sát được điều
đó thường là đã quá muộn để xử lý ! Nếu chuẩn ra, không bao
giờ được vượt xe khi lên xuống dốc, nhưng ở đời nhiều thằng
ngu, mình phải chủ động tránh nó ra!

2/ Đường thẳng có đường cắt ngang


[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn 3447fd1e1884244

- Khi
có đường cắt ngang ( cái này trên đường trường chúng ta phải
để ý biển chỉ dẫn ), nếu có điều kiện về khoảng trống,
chúng ta nên thay đổi vị trí đi trên làn đường của mình để
mở góc quan sát. Mở góc quan sát giúp chúng ta thấy được
sớm hơn các phương tiện đang lao ra cắt ngang đường mình, điều
đó sẽ cho chúng ta có thểm thời gian xử lý và không bị
giật mình.

- Khi thay đổi vị trí di chuyển để mở góc quan sát, bạn cũng
nên đá nhanh qua gương chiếu hậu để quan sát xem có phưong tiện
nào đang vượt về phía mà mình mở góc hay không ( Gương chiếu
hậu là must have). Phải ưu tiên tránh xe vượt mình trước khi
quan sát đường cắt ngang. Nhiều người rất hồn nhiên mở góc
tạt thẳng vào đầu xe khác đang vượt lên, điều đó còn nguy
hiểm hơn nhiều !




[center]Bài 2 : Vị trí lái xe khi rẽ, cua trái phải


1/ Rẽ trái vuông góc .

[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn 34480209a763bed

-
Khi rẽ trái, nếu điều kiện cho phép, thay vì đi sát vạch giữa đường,
chúng ta phải mở góc ra phía bên phải đường . Điều này đem lại cho
chúng ta 2 lợi thế :

- Chúng ta có góc nhìn xa hơn về hướng cua, giúp chúng ta nhận biết được
sớm hơn tình trạng mặt đường, các chướng ngại vật sau khúc cua.

- Bẳng việc mở góc, chúng ta cũng tạo cho bản thân mình 1 góc cua thuận
lợi hơn. Khi đi quá sát vạch giữa đường, chúng ta thường rơi vào tình
trạng chạm đỉnh cua quá sớm . Còn khi mở góc, chúng ta dễ dàng chủ
động đặt đỉnh cua muộn hơn để quan sát và tránh được xe ngược chiều
lấn làn! Vấn đề về đỉnh cua tôi sẽ đề cập ở các bài sau để làm rõ hơn
tầm quan trọng của việc chủ động khống chế đỉnh cua của mình.

Như hình minh họa, nếu đi giữa đường, ta không quan sát được
thấy đuôi xe 4 bánh . Còn mở góc, ta đã nhìn thấy xe 4 bánh,
và có phản xạ để xử lý sớm hơn.

Một điều chúng ta cũng nên lưu tâm khi mở góc rẽ/cua, đó là phải quan
sát kỹ các chướng ngại vật có thể "nhô" ra từ vỉa hè và tình trạng mặt
đường sát vỉa có cống, hố, điểm gồ ghề nào không
.

2/ Đường cua an toàn.

[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn %281%293448020a767853e

Điều đầu tiên chúng ta cần hiểu, đó là đường cua an toàn không phải là đường cua nhanh nhất khi vào cua.

Trong tình trạng tầm nhìn qua góc cua bị chắn, Đường cua an toàn
yêu cầu bạn giữ đều tốc độ, mở góc ra phía ngoài cua, bám
sát phía ngoài cua và duy trì đường lái đó đến 1 đỉnh cua
muộn. Đỉnh cua muộn này, như bạn thấy trong hình, sẽ cho bạn
góc quan sát tốt hơn tình trạng mặt đường, giao thông sau
khúc cua . Sau đó, bạn quặt nhanh vào cua và thoát cua. Sau
khi thoát cua, bạn lại di chuyển vào sát vạch kẻ giữa đường
và đi tiếp ( Như bài 1 đã đề cập )

Một đường cua an toàn đúng :


[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn 344802120a683b8

Ngược
lại, Đường cua nhanh nhất ( mà các tay đua hay sử dụng )thì
sẽ yêu cầu bạn mở góc, rồi cắt thật gấp vào phía trong
góc cua. Như vậy bạn sẽ lẹm thẳng vào làn ngược chiều và
tự đặt mình vào những tình huống rất nguy hiểm và khó xử
lý. Do đó, đường cua này chỉ áp dụng khi bạn đang đi trên
đường 1 chiều và mặt đường tốt. Ngoài ra, đỉnh cua của
đường cua nhanh nhất cũng được xác định khác với đường cua
an toàn. Điều này sẽ giải thích kỹ ở bài Khống chế đỉnh
cua.
Còn đây là đường cua nhanh, các bạn để ý cắt sát vào phía
trong sẽ khiến ta nhiều khi phải đối đầu với các xe đi ngược
chiều. Ở Việt Nam, nếu cua sát như vậy, nhiều khi còn gặp các
bác lấn làn ---> Đổi từ ngồi Exciter 135cc lên ngồi tủ bán
trái cây!


[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn 344802121b84e25

Tóm
lại, để giữ được đường cua an toàn, bạn phải khống chế tốc
độ vào cua vừa phải, không được đi quá nhanh . Vào cua tốc
độ cao, bó sát vào mặt trong góc cua là một cảm giác rất
sung sướng và tê tái. Nhưng vì sự an toàn của mình và người
khác, bạn hãy cố "hoãn" cái sự sung sướng đó lại khi đi
trên các khúc cua ( nhất là những khúc cua mình không thuộc
), các đường 2 chiều thì càng nên "kiềm chế", tránh phóng
nhanh quá không kiểm soát nổi tình hình....

Rẽ phải, đường cua phải cũng tương tự như trái !


Bài 3 : Cẩn thận sau xe tải

Định
nghĩa Xe Tải: Chướng ngại vật không thể không gặp ! Định nghĩa Tam
giác tử thần: Khoảng không gian đằng sau, bên phải của xe tải, thường
được coi như là 1 tam giác nguy hiểm nhất người lái Mô tô có thể rơi
vào.

Khi di chuyển trên
đường trường, chúng ta lưu ý khi đi sau xe ôtô, nhất là xe tải, thì
chúng ta hết sức tránh bị rơi vào tam giác tử thần này:


[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Laixe7

Vị trí chúng ta nên di chuyển đó là sát với mép trái của xe ôtô.

[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Laixe8

Ở vị
trí ngoài “tam giác tử thần” này, ta có 4 lợi thế:- Quan sát được làn
đường ngược chiều. Ngược lại, Nếu đi trong vùng “Tam giác tử thần”,
thì bạn sẽ bị chắn tầm nhìn bởi “mông” cái xe tải to vật, dẫn đến
việc khả năng quan sát dự đoán các tình huống nguy hiểm chậm hơn. Như
những bài trên đã đề cập, việc ko quan sát được xe ngược chiều đang
xin vượt dễ dẫn tới bị xe tải cùng chiều nhường đường cho xe xin vượt
kia và ép ta bay xuống ruộng.
- Bạn luôn tránh được
nguy cơ rơi vào điểm mù của gương hậu xe tải. Đa phần tai nạn giữa ô
tô/tải với xe mô tô là do tài xế ô tô/tải không quan sát thấy người lái
Mô tô. Vì vậy, khi đi trên đường, chúng ta nên tạo điều kiện để cho
lái xe ô tô/tải nhận biết được sự có mặt của ta trên đường.
- Chúng ta quan sát và sẵn sàng đánh xi nhan và vượt xe tải khi điều kiện an toàn cho phép!
- Với một khoảng cách
hợp lý, không gian rộng hơn, nếu có việc bất ngờ xảy ra, bạn sẽ có
nhiều thời gian và nhiều phương án xử lý hơn .
vd : Một Biker đang chạy
xe thì gặp 1 chiếc Oto đi trước mặt phanh gấp tránh 1 bác đi xe đạp
sang đường… quên bật xi nhan. Bên phải đường lúc đó có 1 cái xe thồ
chắn, nên đành lao gấp ra tận mép đường của làn ngược chiều – sau khi
quan sát ko có xe ngược chiều đang lao tới – và tránh kịp chiếc Oto
phanh xoay ngang giữa đường trong gang tấc. Nếu lúc đó nếu di chuyển
trong “tam giác tử thần” sau chiếc Oto đó, chắc chắn ko thể kịp lao
sang làn ngược chiều để tránh. Chỉ có nước đâm vào cái Oto hoặc lao
vào cái xe thồ…

Lưu ý : chúng ta chạy càng nhanh thì càng phải nối dài khoảng tam giác đó ra, tránh chạy quá sát phía sau xe tải.
Giới thiệu một pha “hóa bướm bay xuống ruộng” điển hình ở Việt Nam:


[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Laixe9

Nhiều
tay lái Excier rất khoái vượt phải vì cảm giác… an toàn hơn do: đỡ
phải chịu áp lực của xe ngược chiều lao vào đầu, bên phải luôn có vẻ
rộng thoáng hơn. Tuy nhiên, khi đi sau xe tải và vượt phải, có thể
người đó sẽ ko nhận ra là bên làn ngược chiều phía trước tự nhiên có
thằng điên lao ra xin vượt.Xe tải cùng chiều mình khi nhìn thấy
xe ngược chiều xin đường, thì tài xế có 2 lựa chọn:

1/ Ưu tiên thằng Exciter đang vượt phải (nếu
còn quan sát đc) nên không thèm nhường đường xe ngược chiều,
cũng cứ lao thẳng ko đánh lái. Nguy cơ là: lao đầu vào thằng
phi như điên ngược chiều đang xin đường kia, hai con xe to uỵch
lao vào nhau, Rầm!

2/ Thôi thì nhường thằng ngược chiề̀u xin đường kia. Nguy cơ là : cùng lắ́m chỉ ép 1 thằ̀ng mô tô bay xuố́ng ruộng…

Xin các Biker cần lưu ý , khi đang điều khiển xe
mà chúng ta thấy được các cảnh (như hình bên dưới) thì phải hết sức
cẩn thận, coi chừng quên hết những gì đã đã đọc mà lao đầu vào cột
điện đấy nhé !!!



[center]Bài 4: Một bài học khi vượt xe tải

Như
những bài trên đã nói, nếu vượt xe tải, nói chung chúng ta nên vượt
trái. Tuy nhiên, cơ bản là vậy, nhưng còn một số yếu tố nữa quyết định
đến độ an toàn của chúng ta khi vượt xe tải: Đó chính là thời điểm vượt, và cách thức vượt


1/ Vượt trên đường thẳng[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Straight

Khi đi
sau xe tải, chúng ta tránh đi vào "tam giác tử thần" . Do đó, vị trí
rất tự nhiên khi chúng ta bắt đầu vượt chính là từ phía bên trái xe
tải .


Ở vị trí sát mép trái, đầu tiên chúng ta quan sát làn ngược chiều để quyết định thời điểm vượt:

- Nếu thấy làn ngược chiều thông thoáng, mặt đường tốt, mãi tít xa xa
mới có một xe ngược chiều đang đi tới ---> Bạn có rất nhiều thời
gian để vượt ---> Xi nhan xin vượt ----> Vượt thật dứt khoát!
Chú ý, khi vượt xe tải, không bao giờ nên vượt tà tà chậm rãi, bởi
nếu có biến cố bất ngờ xảy ra ( xe tải đánh lái đột ngột để tránh 1
người bất chợt từ ngõ lao ra đường chẳng hạn ) thì vị trí của mình
cạnh cái gầm xe tải lúc đó không phải là vị trí "lành lặn" cho lắm...

- Nếu thấy có quá nhiều xe Oto nối đuôi nhau đang lao tới, bạn đừng vội
vượt. Vì nếu bạn vượt, và một trong số những oto ở làn bên phía ngược
chiều đột ngột cũng tách ra vượt, lúc này, bạn và oto ngược chiều đó
sẽ đối đầu với nhau ở ngay giữa 2 làn đường. Tai nạn rất dễ xảy ra.


[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Overtakeshit

Chú ý:
Điều mà đa số các tay lái ít đi đường trường cảm thấy khó khăn nhất ,
đó chính là tính toán được thời điểm vượt khi liên tục có xe ngược
chiều đang chạy . Hãy cẩn thận, vì cho dù xe ngược chiều có vẻ như
đang ở xa, nhưng khi bạn vượt, thì khoảng cách giữa 2 vật thể đang
lao vào nhau sẽ ngắn đi rất rất nhanh ... Do vậy hãy tính toán kỹ xem
mình cần bao nhiều thời gian để vượt, và ước lượng thời gian xe
ngược chiều sẽ lao tới.


2/ Vượt ở đoạn đường giao nhau

Xin giới thiệu với các bạn một tai nạn rất điển hình khi vượt ở đường giao nhau mà chúng ta cần nên tránh .


[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Overtaking_caution

Ở tình
huống này, lái xe oto con ở đoạn đường cắt ngang có thể không quan
sát được bạn, và họ đương nhiên sẽ cho xe rẽ phải ngay lập tức. Khi
đó, chiếc oto con sẽ cản ngay vào đường vượt của bạn , và tai nạn ít
khi tránh khỏi. Do vậy , ta nên hạn chế vượt ở các giao lộ, và chỉ vượt khi tầm nhìn không bị hạn chế!


3/ Vượt khi ở góc cua

Về cơ bản, vượt khi đang cua là một hành động khá mạo hiểm , các bạn hãy tham khảo ví dụ sau:

[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Overtake

Tam giác màu xanh, chính là tầm nhìn của bạn sau khúc cua.

- Nếu không có vật cản tầm nhìn, và bạn chắc chắn là sau khúc cua không
có xe ngược chiều, mặt đường tốt --> Bạn vượt bằng cách Bó sát vào làn ngược chiều để vượt!
Tại sao vậy? Đơn giản là để cho khoảng cách giữa bạn và chiếc xe tải
(cũng đang vào cua)rộng hơn. Do đó, sẽ có nhiều khoảng trống và thời
gian hơn cho những sai sót lỡ gặp phải khi bạn ôm cua. Ngược lại,
Khi ôm cua vượt quá sát xe tải, nếu bạn cua lỗi và "lỡ" trượt bánh
thì bạn có nhiều khả nặng bị văng thẳng vào gầm xe tải ..

- Nếu tầm nhìn của bạn về sau góc cua bị cản hoặc hạn chế --> Tốt nhất là không vượt , đợi đến khi thoát cua và khi tầm nhìn tốt, thuận lợi thì hãy vượt sau...


Và một điều cuối cùng không thể chối cãi: XE CÀNG KHỎE, SẼ VƯỢT CÀNG NHANH , VÀ SẼ CÀNG AN TOÀN ...

*
Ở xã hội phương Tây họ lái xe rất văn minh và chấp hành rất đúng
luật , chúng ta lưu thông sẽ thấy rất là bình thường , không bị căng
thẳng thần kinh. Nhưng với môi trường và điều kiện ở Việt Nam , cộng
với sự thiếu ý thức của đa số người dân , thì chẳng bao giờ có cái gì
là chân lý cả . Chúng ta luôn phải chuẩn bị sẵn sàng " tự cứu lấy
mình "







[/center]

[/center]



------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Tâm Lý - Kỹ Thuật của các Biker khi ôm cua

A /Trước khi đi vào kỹ thuật, Vấn đề đầu tiên chúng ta phải bàn tới, đó là vấn đề Tâm Lý.

Tâm lý rất quan trọng khi đi Moto , vì ngoài yếu tố sức khỏe thể hình,
tâm lý quyết định : Ta có thể đi nhanh được đến đâu, có thể ôm cua với
tốc độ , góc nghiêng lớn đến đâu!

Đối với rất nhiều tay lái Moto, ôm cua là một đặc ân dành riêng cho
Biker. Đối một số, phải cua là một cực hình! Đối với số chỉ đi uống cafe
ko đi xa bao giờ thì "Cua là gì? Có ăn được ko?" ! Điều này sẽ dẫn
tới việc nhóm người thứ nhất luôn thích đi đường ngoằn nghèo, luôn tìm
kiếm cách để cua "phiêu" nhất. Còn nhóm thứ hai sẽ tìm cách để có
thể cua một cách "an toàn" nhất. Nhóm thứ 3 không bao giờ đọc cái bài
viết nhảm nhí này.

Nói tóm lại, đã ngồi lên Moto là ta sẽ phải cua, còn cua nhanh hay chậm,
ngả nhiều hay ngả ít thì còn tùy. sẽ cân đối giữa cái "phiêu" và cái
"an toàn" dựa trên đánh giá chủ quan

Và để minh họa cho sự chủ quan đó, xin đưa ra nhận định dựa về vấn đề
Tâm Lý khi cua: " Cùng ( hoặc tương đương ) loại xe + tình trạng xe,
cùng ( hoặc tương đương) thể hình và tay lái người lái , biker vào cua
với Tâm Lý Vững Niềm Tin Lớn luôn ôm cua tốt và an toàn hơn biker có tâm lý ko vững, dễ chùn bước".

Nói chung, người lái muốn có tâm lý tốt phải theo "Quy tắc 3 .....3.......3

Đó là việc phải xác định 3 điều để có Tâm lý vững:
Thứ nhất xác định Cua là xe phải nghiêng, nghiêng là bình thường, ta ko có gì phải sợ. Sợ nghiêng thì nên đi Oto.
Thứ hai xác định Cua là tiết diện lốp "ăn" với đường sẽ nhỏ, xe bị vặn
do tác động của nhiều lực nên sẽ cảm giác mất cân bằng so với đi
thẳng, cái này cũng là bình thường, ta ko có gì phải sợ! Thích vững
thì nên đi tàu hỏa.
Thứ ba xác định Gặp mặt đường ko ngon thì đít có thể hơi vẩy, những ta
cũng chưa chết ngay được, nên cũng đừng vội sợ ! sợ trượt lốp thì nên
đi máy bay.

Đó là phải có niềm tin vào 3 thứ để có Niềm Tin Lớn :
Thứ nhất là Tin vào bản thân mình , tin vào tay lái, tin vào những giờ
đổ mổ hôi đổ máu trên sân tập moto là ko vô ích. Tin vào quan sát,
đánh giá của mình.
Thứ hai là Tin vào xe của mình. Tin vào bộ thụt mình đã cân chỉnh hì hục
cho cân, chuẩn xác. Tin vào đôi lốp "thân thương" mình đã tốn xxx
USD đầu tư, tin rằng nó sẽ bám đường tốt.
Thứ ba là Tin vào ....... ( Hey man, sống chết nhiều lúc cũng chỉ cách
nhau 1 chút may mắn, nhưng cũng chả có ai dựa vào may mắn để sống mãi
cả )

Do đó , những ai không bao giờ tập cua, không bao giờ đầu tư cho lốp
lát, không bao giờ chịu để ý căn chỉnh bộ thụt sẽ không bao giờ đạt được
tâm lý tốt khi ôm cua. Vì khi ôm cua, những người này sẽ luôn bị
phân tâm bởi 3 thứ:
1/ Không biết xe mình nghiêng được đến tầm bao nhiêu? Không biết nghiêng thế này đã hết lốp chưa?
2/ Không biết tay, chân, đùi, cẳng, đầu, mông của mình có đang ở đúng vị trí tư thế để cua ko?
3/ Không biết xe cứ vênh vênh là do gì? Do lốp, cổ xe, hay do thụt không chuẩn?

Điều đó dễ dẫn đến ôm cua không chuẩn, hay lố đà, trượt lốp ..v..v Mà
khi đã hay lố đà , trượt lốp ( hoặc năng hơn là I swear) thì sẽ mất tự
tin vào bản thân, vào xe của mình. Và lại tiếp tục dẫn đến cua ko
chuẩn, lố đà, trượt lốp ............

Để có Niềm tin lớn, không có cách nào khác hơn là:
1/ Người lái phải luyện tập để: có cảm giác tốt về độ nghiêng, độ bám
đường của xe, luyện phản xạ tầm nhìn, luyện hông để múa cột..ôm cua cho
dẻo..v.v .

2/ Xe thì phải được chăm bón tưới táp cẩn thận: bộ thụt cân chỉnh cho
đúng trọng lượng, độ nhún, độ nẩy. Theo dõi áp suất lốp. Thay lốp nếu
thấy lẩn nhẩn về độ mòn của lốp, thuộc lòng quy tắc "Sơn có thể lởm,
nhưng Lốp ko được phò"...v..v

Còn để có Tâm lý vững thì khó hơn rất nhiều, bởi cái mà ta phải chiến thắng ở đây chả là cái gì khác ngoài Chính bản thân chúng ta.
Mỗi người có một giới hạn tâm lý riêng, nên sẽ "chịu" chạy, "chịu"
vật xe với các mức khác nhau. Nếu ta thắng được bản thân và vượt
ngưỡng của mình thì VERY GOOD. Nhưng nếu không thì ta nên thẳng thắn
đánh giá và chấp nhận cái "ngưỡng" của mình, và không nên vượt cái
"ngưỡng" đó khi chưa sẵn sàng.

Một điều nữa gây khó khăn cho việc luyện tâm lý đó là: Chế độ default
của não người là đi thẳng, chứ ko phải nghiêng ngả, nên phản xạ rất tự
nhiên của chúng ta là phản ứng chống lại cái cảm giác "nghiêng
nghiêng ko cân" đó. Lúc mới tập, có thể bản thân người ta cứ cứng đờ
lại vì... gồng, mà gồng cũng.. chả để làm gì, căn bản là do não ko
quen, khi quen rồi thì thấy rất tự nhiên!

Còn với cảm giác khi trượt lốp, đa phần những người mới tập khó tránh
khỏi cảm giác "thót tim", hồi hộp tiếp cả chục phút, và tự nhiên.. lái
chậm hẳn lại. Nhưng bị trượt lốp nhiều rồi mà chưa die thì ắt sẽ quen
thôi ..... có cách để tránh xòe khi trượt lốp, sẽ bàn ở phần kỹ
thuật sau.

Tóm lại : Trước khi tập bất cứ thứ gì, chúng ta nên xác định rõ tâm lý để đạt hiệu quả tối đa khi đi vào thực hành kỹ thuật.

Để kết bài, xin nêu Một nhận xét chủ quan chia sẻ với các anh em, đó là :
" Tai nạn không chừa bất cứ ai. Nhưng ít nhất chúng ta có một sức
mạnh đặc biệt, đó là việc chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng, luyện tập nghiêm
túc để hạn chế tối đa rủi ro"

2 / Một số kỹ thuật vào cua

Lý thuyết kỹ thuật theo kiểu "ôm cua miệng" thì có vô vàn, thậm chí bàn
về tư thế của người lái khi ôm cua cũng có vô số các "phiên bản" khác
nhau. Điều này đơn giản vì tư thế ngồi lái của mọi người khác nhau,
và hơn thế nữa là loại xe mọi người lái khác nhau. Một chiếc Sport có
thể có tư thế đổ vào cua "sắc" hơn 1 chiếc Naked, và 1 chiếc Naked
có thể "chặt" vào góc hẹp đẹp mắt hơn 1 chiếc Cruiser..v..v..

Tuy nhiên, chúng ta có làm gì đi nữa thì chúng ta cũng ko thắng được vật lý cơ bản ! Do đó chỉ xin bàn luận đến những điểm cơ bản nhất khi tập , và khi phải xử lý cua tốc độ cao trên đường .

Để vào cua một chiếc xe, người lái trong bất cứ hoàn cành nào cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Trước cua, Trong cua, Sau cua .

Trước cua:

+ Đường cua ? nó có quan trọng hay ko ? và Apex là cái gì???

Một trong những công đoạn quan trọng khi cua một chiếc Motor đó là Quan Sát, Đánh Giá, và Quyết định đường cua.

+ Quan sát, và đánh giá: Khi gặp một khúc cua, biker cần quan sát:
1/ Mặt đường trước cua, trong cua, sau cua
2/ các phương tiện cùng chiều, ngược chiều, những thứ 2 bên đường có thể lao ra đường.

[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Observation

Minh họa: ( Tầm nhìn của người lái là khoảng trong 2 đường xanh )

Như trên, trước khi vào một khúc cua, người lái cần ổn định tốc độ, quan
sát rộng, lưu vào não tất cả những thông tin cần thiết để đưa ra
quyết định sẽ giải quyết tình huống như thế nào.

Một điều những người mới lái dễ rơi vào đó là: "đóng băng" tầm nhìn của
mình vào một chướng ngại vật duy nhất. Ví dụ như nếu ta chỉ chăm chăm
nhìn vào đống bùn, sẽ rất dễ ko quan sát kịp xe tải ngược chiều và
bãi cát sau khúc cua đầu tiên.

Các bạn hãy tưởng tượng, Nếu ta đang đi nhanh, và ta chỉ chú ý đến vũng
bùng và xe tải cùng chiều, ta có thể sẽ đưa ra một quyết định sai lầm
là: lượn ra làn ngược chiều để tránh bùn và vượt xe cùng chiều. Như
vậy ta sẽ nằm gọn vào đường cua của xe tải ngược chiều. Trong trường
hợp ta may mắn né được xe ngược chiều, thì khả năng ta ăn nguyên bãi
cát sỏi là cũng rất lớn. Và tai nạn kiểu gì cũng khó tránh khỏi.

Nhưng nếu ta ổn định tốc độ, quan sát rộng, đánh giá đúng tình hình, ta
sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn là: giảm tốc, và không vào khúc
cua này với tốc độ cao. Ở đây ta phải hi sinh cái "phiêu" để đảm bảo
cái "an toàn"

+ Quyết định đường cua:

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu đường cua là gì? Đường cua chính là "đường" mà chiếc xe của bạn sẽ đi qua khúc cua.

Để có thể cua một cách an toàn với độ ổn định cao, chúng ta không thể
"cứ vào cua rồi ra sao thì ra". Vì như thế ta luôn rơi vào tình trạng
bị động, không biết mình có vào lố, có bị lẹm ra làn ngược chiều, có
lẹm vào vào vỉa hè, có phang vào phương tiện trên đường hay ko?

Để có được sự chủ động, sau khi quan sát, đánh giá góc cua, ta cần xác định được 1 điều cơ bản: Góc cua như thế này thì ta có thể vào với tốc độ nào?
Và chính dựa trên đánh giá tốc độ vào cua, ta sẽ "tưởng tượng" ra trước
được xe mình sẽ đi theo một vòng cung "đường" như thế nào.

Với các góc lớn hơn 90 độ mặt đường lớn , ta có thể đi tương đối nhanh.
Với các góc nhỏ hơn 90 độ, các vòng cua tròn mặt đường hẹp, ta cần đi
với tốc độ chậm hơn. Với các góc khó, ta càng quen đường, có kỹ năng
cua càng tốt thì sẽ cua được càng nhanh.

Ví dụ, ta có một mặt đường tiêu chuẩn, ko có traffic, ko hạn chế tầm
nhìn sau cua, đi chầm chậm thì "đường cua" ta tưởng tượng ra trước khi
vào cua rất đơn giản nhẹ nhàng như sau: Đi ở giữa làn của mình, đến
gần cua nhẹ nhàng đổi hướng, ko có gì là hồi hộp ....


[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Slowestridingcurve

Còn
nếu cùng như trên, nhưng ta lại bị hạn chế tầm nhìn sau cua ( Ở đây là
một đống cây cối chẳng hạn), ta cũng cua rất nhẹ nhàng, nhưng ta phải
tưởng tượng ra được "đường cua" thay đổi một chút. Đó là bám sát bên
trái làn của mình, vào cua muộn hơn để quan sát.


[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Slowestcurvelimitedview

Như
vậy, ngay cả đối với các tình huống cơ bản đơn giản nhất, các bạn
cũng thấy là chúng ta không thể vào cua theo kiểu "hú họa thế nào
cũng được", mà chúng ta luôn phải quan sát, đánh giá, tưởng tượng ra
trước sẽ xử lý góc cua này bằng "đường cua" như thế nào cho an toàn
hợp lý !

+ Cua tốc độ cao, cách chọn Apex và đường cua tốc độ cao!

Apex, hay thuần Việt ta gọi là "đỉnh cua", dân giang hồ gọi là "điểm bó", là một khái niệm rất cần thiết cho bất cứ ai đi theo con đường tìm kiếm cảm giác "phê" khi cua tốc độ cao.

Khi chạy ở tốc độ cao, hay khi racing, Apex được định nghĩa là điểm gần với "vỉa hè" nhất ở phía trong ( theo hướng cua ).

Minh họa: Bạn đang chạy hưng phấn, bỗng dưng gặp một khúc cua phải, bạn
quan sát, ổn định xe, quyết định đường cua, đu người hạ xe, và khi
bạn cảm thấy điểm khúc cua gấp nhất, xe hạ nhiều nhất, người và xe
bạn gần với mặt trong của đường nhất, điều đó có nghĩa là bạn đang
tới đúng Apex của đường cua của mình.

[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn Apexdefinition

Bây giờ, chúng ta sẽ bàn luận, tại sao Apex lại quan trọng?
Apex rất quan trọng đối với người đi nhanh ở chỗ:

- Khi
bạn đi chậm, như bài trước đã minh họa, bạn có thể đi gần như song
song với vạch kẻ đường. Tuy nhiên, ở tốc độ thực tế chúng ta thường di
chuyển với xe phân khối lớn, rất khó mà có thể ke song song như vậy.
Kiểu gì chúng ta cũng sẽ phải chọn một đường cua có Apex khá rõ
ràng.


-
Quyết định Apex ảnh hướng đến việc: bạn sẽ quan sát được tốt đến đâu,
ngả cua nghiêng đến đâu, vật xe gấp đến đâu, và ra khỏi cua trong "tình
trạng" như thế nào?


Như đã
nói ở trên, việc quyết định Apex sẽ quyết định hình dạng đường cua,
và để quyết định Apex thì ta lại phụ thuộc nhiều vào tốc độ vào cua.


Về cơ
bản, ta có 3 kiểu quyết định đặt Apex ( nghĩa là điểm chúng ta sẽ
phải nhanh chóng nghiêng xe "bổ nhào" vào trong cua ): Apex sớm, Apex
thường, và Apex muộn.


Trước
khi cua ở tốc độ cao, ta phải quan sát và đánh giá góc cua, rồi chọn
Apex. Nếu cua tốc độ cao bắt buộc phải tính toán Apex, ko thể lao bừa
vào cua được vì rất nguy hiểm. Điều này là bởi vì khi cua tốc độ
cao, thì xe của chúng ta luôn bị "Văng" theo một hình cung, nếu chúng
ta ko chủ động kiểm soát cái "vòng cung" này thì chúng ta sẽ hay bị
cua lỗi.


Có 3 dạng quyết định Apex và đường cua: Apex Sớm, Apex Giữa ( hay còn gọi là Apex thường) và Apex Muộn. Và 3 cách đặt Apex này sẽ giúp quyết định xe chúng ta sẽ ngả vào cua như thế nào, ra cua "văng" ra làm sao!


[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn The3Apexlines

Theo hình mình họa trên, đường màu đỏ là đường cua khi chọn Apex sớm, đường xanh dương là đường chọn Apex giữa, và đường xanh lục là đường chọn Apex muộn.

Những
giải thích cụ thể đặc điểm của 3 đường cua trên ( Ta chỉ bàn đến đặc
điểm khi chọn đường cua , còn kỹ thuật ôm cua phải có những động tác
gì, tư thế như thế nào thì ta sẽ bàn ở phần Trong Cua sau )


Lưu ý : Apex sớm

Đây là
kiểu cua khi chúng ta gần như không mở góc cua, mà từ từ , nhẹ
nhàng, duyên dáng ngả dần dần vào phía trong của góc cua. Vì bắt đầu
bó sát vào phía trong cua từ rất sớm, nên đương nhiên chúng ta sẽ
tiếp xúc với điểm Apex ( điểm sát với vỉa hè phía trong cua nhất )
cũng rất sớm.


Do đặc điểm của đường cua này là ko mở cua( hoặc mở rất khiêm tốn) + chỉ từ từ đè tay lái ngả vào trong cua nên :

- Xe phải ngả rất ít.

- Góc
ôm cua của chúng ta vì thế cũng sẽ rất hạn chế. Và kết quả đương
nhiên là chúng ta sẽ ra cua với vòng cung tương đối rộng.


- Tuy nhiên, điểm lợi khi chọn Apex sớm là đường cua này cho ta duy trì việc chạy tốc độ cao với các góc cua không gấp.

Lưu ý: Nếu đánh giá góc cua sai và chọn Apex quá sớm, chúng ta dễ bị "văng lố" sang làn đối diện.

Nếu
vào cua với tốc độ quá cao, và đặt Apex quá sớm, chúng ta sẽ rơi vào
tình huống hết đường cua và ta sẽ đâm thẳng ra ngoài cua ( một là vỉa
hè, hai là làn ngược chiều, ba là vách núi, bốn là vực) . Cách sửa lỗi
là ta sẽ phải đè thêm xe sát xuống đường, đu thêm người, và tăng đều
ga để đưa xe "cắt" một vòng cung tròn hơn. Hết sức tránh việc
bấn loạn lên mà dí vào phanh. Nếu hãi quá muốn phanh ( và thấy quãng
đường trước mắt là đủ để phanh ) thì dựng xe thẳng dậy phanh.


Theo
sự tìm hiểu , thì khi gặp tình huống lố do Apex sớm, thì cố ngả xe
tăng ga để cua "chặt" hơn thì thường tốt hơn là cố phanh! ( Nhất là
với Naked hoặc Sport vì có lốp bản rộng ko sợ hết lốp [Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn 78 )


*Những khác biệt giữa track - road thường - road Việt Nam

Nói tóm lại là trong track khác ngoài đường ở một số điểm cơ bản sau:

- Mặt
đường: Đường track có độ phẳng, độ võng trong cua, mặt bám phù hợp
với việc ôm cua. Đường VN là đường xương sống, ôm quá sát sẽ làm xe
cảm giác rất ko an toàn.


- Lốp:
Lốp GP là Racing hay Track Profile, có độ mềm , bám đường, ấm và mòn
nhanh hơn lốp Road. Road Profile Tires cũng có loại mềm, nhưng ở VN
đa phần chạy lốp cứng hơn một chút để ít phải thay lốp. Lốp cứng có
thời gian "làm ấm lốp" lâu hơn. Đặc biệt ai vừa lấy xe ra đường đã cố
đu gấp ngay lập tức sẽ rất dễ trượt lốp.


-
Traffic: Đường track ko có traffic nên tốc độ được đẩy lên cao và rất
cao. Các bác nên nhớ độ ngả của xe được tính dựa chủ yếu trên 2 biến số
là Bán kính vòng cua và Tốc độ vào cua. Nếu cùng bán kính , nhưng
tốc độ thấp hơn mà ngả nhiều như GP là toạch đấy ạ.


-
Đường cua: Trong track thì tốc độ là yếu tố chủ đạo, nên các tay lái
thường chọn Racing Line, khác với Road line mà mình thường dùng. Racing
line chính là đường cua nhanh nhất qua một khúc cua, có Apex cực
muộn, ngả gấp rất nhanh. Còn Road line của mình chính là đường cua an
toàn, ổn định nhất. Để đạt được độ ngả GP phải xài Racing line, mà
xài Racing Line ở VN thì bạn ko thể vượt quá 200km mà toàn mạng trở
về. Cam đoan.


- Vận
hành: Một quy tắc cơ bản khi vận hành xe trong cua là : " Máy càng
khua thì cua càng chặt" , có nghĩa là tua máy càng cao thì cảm giác
cua sẽ càng vững, tua càng thấp ( như khi cắt côn hay giảm ga trong
cua chẳng hạn ) thì sẽ càng cảm thấy "chòng chành". Khi racing, tay
lái luôn để ý tới vòng tua so với số bởi vì họ muốn xe luôn rơi vào
điểm cao nhất trên Power và Torque curve. Còn khi lái road, ta ko nhất
thiết lúc nào cũng phải ở trong dải vòng tua tương ứng với sức mạnh
lớn nhất của động cơ. Do đó, ta cua sẽ ít "chặt" hơn GP. Còn khi xác
định sẽ là "Hard riding' thì ta có thể đặt tua rất cao mà bó vỉa,
nhưng về nhớ bảo dưỡng lại xe cho kỹ......


*Tất
cả những vấn đề nêu trên đây đều là sưu tầm và chỉ có giá trị tham
khảo , tài liệu trên mạng về tư thế, kỹ thuật, đường cua trong track
thì là rất nhiều. không thể áp dụng nhiều điều cho chạy road thường,
và road Việtnam thì lại càng ko thể . Tóm lại Anh em biker chúng ta
chơi xe , thì cũng cần tập luyện 1 số kĩ thuật cơ bản để đi đường cho
an toàn .... nhưng không nhất thiết phải bắt chước và Pro giống như
trong moto GP ....... bởi giữa Track ko có Traffic của GP và Road
thường nhất là Road ở Việt Nam là rất ... rất ... khác nhau , bởi vậy
anh em mình chơi thì chơi . Nhưng như thường nói an toàn vẫn là trên
hết .......







------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------






HƯỚNNG DẪN DI CHUYỂN THEO ĐOÀN

1 / Chốt và dẫn đoàn làm gì ?

Người dẫn đoàn và người chốt đoàn : về nguyên tắc , dẫn đoàn dẫn đường
đi và điều phối tốc độ của đoàn (ví dụ: khi có đoạn giới hạn tốc độ
tối đa) và tính toán khi nào cả đoàn nên dừng lại như khi đổ xăng ,
thay quần áo (mưa, rét, nóng), hay các việc khác . Còn chốt đoàn nhằm
đảm bảo không ai bị rớt lại đoàn và đảm bảo đoàn đi với khoảng cách
đồng đều . Khi có ai không theo kịp tốc độ đoàn , chốt đoàn phải giảm
tốc và trợ giúp nài đó đó đi nhanh hơn để bắt kịp đoàn . Chính vì
vậy , Cần phân công 2 xe đi cuối thay nhau chốt và giám sát lẫn nhau .

- Xe dẫn đoàn thì đến chỗ rẽ thì dừng lại chờ anh em cùng rẽ . Trong
trường hợp dừng trời tối , anh em dừng lại thì bật xi nhan phải để các
xe khác còn nhìn thấy mà chọn lựa việc join đoàn (nếu là thành viên)
hay né ra chỗ khác . Dẫn đoàn cần đặc biệt tinh tế trong việc cho anh
chị em dừng , nghỉ , căn tầm xăng , chọn chỗ rộng thoáng . Ngoài ra
phải chú ý đường , biển báo . Biển báo hạn chế tốc độ .
- Chốt đoàn phải mang đồ nghề sửa xe , cứu thương và có hiểu biết cũng
như khả năng xử lý và phản ứng nhanh với các sự cố hỏng hóc về xe cộ ,
sơ cứu .


2 / Các Biker cần gì ?

- Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi: đảm bảo an toàn khi đi đường và không làm tổn hại đến chiếc xe yêu quý của mình .

- Về khoảng cách giữa các xe: Ở các đoạn Quốc lộ hay Cao tốc, khoảng
cách giữa các xe khoảng 30 đến 40m là vừa (vì tốc độ xe khi đó dao động
khoảng 70-100km/h) khoảng cách đảm bảo an toàn .

- Khi chạy tối , tốc độ sẽ giảm và các xe có thể đi gần nhau hơn ,
khoảng 20 đến 30m tuy nhiên , lúc này xe trước và xe sau sẽ đi so le với
nhau (như trên 2 đường thẳng song song , nhưng không cách quá xa .
Tưởng tượng như vết chân 1 người để lại trên cát ấy . Lợi ích của việc
đi so le với nhau là các xe có thể soi đèn cho nhau , không bị khuất
tầm nhìn , và nếu có xe nào rủi ro ngã thì xe sau không bị dính theo
. trong trường hợp không tính toán được khoảng cách , thì mỗi xe đi
làm sao để ít nhất nhìn được một xe đi sau và một xe đi trước mình .
Đảm bảo mình đi đúng theo đội và người đi sau cũng đi đúng theo mình .

- Khi trời tối nếu dừng lại yêu cầu các xế bật xi nhan xe để các xe nhận ra nhau , và để các phương tiện khác nhận biết xe .

- Biker cần nài xe xe cẩn thận , chắc chắn và có tinh thần trách nhiệm với lịch trình của cả đoàn .

- Không vượt xe dẫn đầu trong bất cứ trường hợp nào . Xe dẫn đi nhanh ,
mình đi nhanh , họ đi chậm mình đi chậm , họ dừng mình cũng phải dừng
. Nếu bắt buộc phải vượt với lý do chính đáng thì sau đó phải giảm
tốc độ xuống 20km/h chờ họ vượt lên rồi mới được trở lại vận tốc ban
đầu .

- Đến chỗ rẽ , xe dẫn đầu sẽ dừng lại chờ đủ người rồi đi . Đề nghị mọi
người dừng sau xe dẫn đầu theo thứ tự trước sau . Không dừng trước xe
dẫn đầu , ko dồn cục quanh xe dẫn đầu gây cản trở giao thông và có
thể gây nguy hiểm .

- Qua ngã ba ngã tư ko thấy xe dẫn đầu đứng chờ thì mặc định đi thẳng .

3 / Không phạm cấm kị :


- Tuyệt đối không được vượt dẫn đoàn , trừ khi đang đà lên dốc , nhưng
sau khi lên dốc xong phải giảm tốc độ nhường dẫn đoàn đi trước .

- Tuyệt đối không được tách đoàn , chạy xe 1 cách có tổ chức , để bản thân và đoàn an toàn , thuận lợi trong suốt hành trình .

- Tuyệt đối không được lạng lách , đánh võng khi đang lưu thông trên các tuyến đường quốc lộ đông xe .

- Các vấn đề cư xử , hành xử với dân địa phương , địa bàn nơi đoàn đi
qua , mọi người đều biết phải làm gì tốt nhất cho mình và cho người
khác .

- Không uống nhiều bia rượu trong các chặng nghỉ trên đường đi ( đặc
biệt là các chặng nghỉ trưa, giữa đường) hoặc làm ảnh hưởng đến lịch
trình của ngày tiếp theo .


4 / Vượt ôtô xe tải :

- Không được vượt khi trước mặt là khúc cua khuất tầm
nhìn , ta ko biết đằng trước có xe ngược chiều gì . Nếu cố vượt thì xác
suất gặp tai nạn là cực kỳ cao .

- Chỉ được vượt bên trái .

- Bật xi nhan trái , nhá còi liên tục và di chuyển vào vùng gương chiếu hậu trái của ôtô .

- Chờ đến khi ô tô có dấu hiệu nhường đường mới được vượt. Ko thì tiếp tục chờ cho đến khi nó nhường đường .

- Cần đặc biệt kiên nhẫn và cẩn thận khi vượt xe siêu trường , xe
container. Những loại xe này thân rất dài , khó vượt , hút gió mạnh , dễ
bị đuôi xe quệt vào . Do vậy chỉ vượt khi đường đủ rộng và xe ô tô
đã chắc chắn tỏ dấu hiệu nhường đường . Nếu loại xe này phóng nhanh
thì chấp nhận đi đằng sau.

- Nếu xe ngược chiều phóng nhanh tiến gần và lấn hết làn đường thì phải
tấp ngay vào sát lề bên phải , thậm chí nếu cần có khi ta phải phi
tạm xuống lề đường , ruộng mương để tránh . Nhiều xe điên đi lấn hết
đường mà không thèm tránh ai cả .

5 /Đi đường đèo dốc :

- Tùy độ dốc mà về số thích hợp: 3 . 2 . 1

- Cách nhau tối thiểu 15m , nếu ko sẽ đâm xe liên hoàn khi xe đầu bị xòe , nhất là khi xuống dốc
- Khi xuống dốc KHÔNG ĐƯỢC CẮT CÔN ĐỂ XE TRÔI TỰ DO . Nếu cảm thấy xe trôi dốc quá nhanh cầm bóp kết hợp hai phanh đồng thời về số 3 , thậm chí số 2 để hãm bớt.

- Do vậy việc kiểm tra tổng thể xe là rất cần thiết . Đặc biệt là 2 phanh trước sau .

- Cuối cùng mỗi thành viên hãy luôn tự ý thức : trên đường đi
điều gì cũng có thể xảy ra , mỗi người chúng ta hãy luôn cẩn thận ,
ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người
xung quanh nữa , có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là
thấy chúng ta luôn mạnh khỏe .....Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy
chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó , hãy nghĩ đến
những ai sẽ khóc nếu ta không trở về .......
Về Đầu Trang Go down
 
[Tài liệu] - Hướng dẫn kĩ năng điều khiển xe motor 2 bánh an toàn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Điều khiển Conditional Formating bằng checkbox.
»  Nhóm công cụ điều khiển khung nhìn (viewport)
» Hướng dẫn tạo vector bánh xe trong Illustrator
» [Tài liệu] - Bình xăng con( bộ chế hoà khí) những điều bạn nên biết
» Flypad - Steering Wheel - Biến iPhone thành bộ điều khiển từ xa để chơi trò chơi trên PC

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
0o -.......Forum 361dodesign.com.......- o0  :: Góc giải trí - Chia sẻ :: Kĩ thuật xe máy-
Chuyển đến